Ma trận đánhgiá các yếu tố bên trong (IFE) của du lịch Dalat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)

Giá trị (Pi x Si)

Các điểm mạnh (S) 0.51 1.43

S1 Có tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) 0.08 2.9 0.23

S2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị khá 0.07 2.9 0.20

S3 Chính sách, dự án đầu tư phát triển du lịch dồi dào 0.07 2.7 0.19

S4 Ý thức nâng cao môi trường và khả năng cạnh tranh 0.07 2.7 0.19

S5 Quan tâm tính chuyên nghiệp, chất lượng đội ngũ 0.08 2.9 0.23

S6 Khai thác các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch 0.07 2.9 0.20

S7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối 0.07 2.6 0.18

Các điểm yếu (W) 0.49 1.39

W1 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch 0.07 2.6 0.18

W2 Đa dạng hố các loại hình, sản phẩm du lịch 0.08 3.0 0.24

W3 Đầu tư có trọng điểm, kịp thời tiến độ khai thác 0.05 2.8 0.14

W4 Phối hợp các cơ quan chức năng và bộ phận liênquan 0.07 2.7 0.19

W5 Khả năng thích ứng với tính thời vụ, giá trong du lịch 0.08 3.0 0.24

W6 Khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn 0.07 2.9 0.20

W7 Khả năng thu hút nguồn nhân lực(nhất là chuyên gia) 0.07 2.8 0.20

Tổng cộng IFE: 1.00 2.82

Ghi chú: - Trọng số: Độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (Pi: %)

- Phân loại: Mức độ mà công ty đạt được (Si:1-5)

Tổng điểm quan trọng 2.82, chênh lệch mạnh, yếu 0.04 (gần bằng nhau). Cho thấy, du lịch Dalat đang ở mức trung bình so với cả nước về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát.

Biểu đồ 2.3 : Địa phương trước điểm mạnh và điểm yếu

Nhận xét: Theo biểu đồ tư duy chiến lược, mặc dù ưu thế có phần vượt trội và khả

năng chiến lược đã có định hướng, nhưng năng lực thực hiện chưa đáp ứng, hiệu quả không cao. Nghĩa là, tuy chưa phải là thua cuộc trong cạnh tranh hay phải chịu nhiều áp lực của rủi ro, nhưng chưa thể phát triển mạnh do khả năng tư duy chiến lược vẫn còn lúng túng. Chưa phát huy được thế mạnh để cạnh tranh giành lợi thế tốt.

2.3.2 Nhận định cơ hội và thách thức (Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE)

Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thơng qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: Kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, các nguy cơ có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách, bất ổn về chính trị hay sự phát triển công nghệ mới dẫn đến nguy cơ trở nên lạc hậu.

Biểu đồ 2.4 : Khung đánh giá cơ hội - mối đe dọa

2.3.2.1 Nhìn nhận cơ hội: Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại

thế giới WHO, các tổ chức quốc tế đang đánh giá Việt Nam là điểm đến an toàn nhất vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Sự ra đời của Pháp lệnh du lịch năm 1999 và Luật du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch. Thị trường du lịch Việt Nam lại khá đa dạng, phong phú nhất là du lịch biển, sinh thái có tốc độ phát triển nhanh, cơ hội đầu tư đang thuận lợi, còn nhiều tiềm năng chưa khai thác, mọi khả năng khám phá hứa hẹn còn ở phái trước đang có sức cuốn hút du khách trên toàn thế giới.

Dalat lại hội đủ mọi tiềm năng cho xu hướng du lịch về khám phá thiên nhiên, hội nghị - hội thảo và các lễ hội văn hóa truyền thống. Cảnh quan và con người Dalat ln hiền hịa, thơ mộng rất thích hợp cho du lịch hiện đại với thương hiệu đã được khá nhiều quốc gia biết đến. Du lịch Dalat đã có định hình khá sớm và hiện đang là địa phương có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, qui hoạch đô thị nóng nhất của cả nước, với qui mơ tầm cở quốc gia. Hơn nữa đông đảo người dân Dalat đang được cuốn theo phong trào xã hội hóa du lịch với nhiều chương trình trọng tâm, trọng điểm một cách mạnh mẽ nhất.

2.3.2.2 Thấy nguồn gốc của nguy cơ: Thật sự ngành du lịch đang khan hiếm chuyên gia Marketing kinh nghiệm, nên phần lớn còn bị động. Sự liên kết cho một tổng thể thống nhất tư duy và hành động còn nhiều điều phải bàn, đa số các địa phương đang cố tự vận động theo cách riêng của mình, thiếu sự kết dính cộng đồng. Trước những tai họa của thiên nhiên chưa đáp ứng hiệu quả so với các nước phát triển trong khu vực.

Là một Thành phố có tính đặc thù, tuy đã được tỉnh phân cấp rõ ràng hơn so với trước nhưng cơ chế, qui mô quản lý du lịch Dalat vẫn thiếu tính đồng bộ và nhất quán giữa tỉnh và Thành phố. Chính sách hấp dẫn để khai thác, thu hút, huy động các nguồn lực trong và ngoài Thành phố chưa nhất quán. Tiến độ đầu tư các cơng trình, dự án lớn như sân bay Liên khương, đường cao tốc, khu du lịch Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng, Cam Ly - Măng lin…cùng cải tạo môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và nâng cấp các khu biệt thự, triển khai chậm. Với xu thế khách du lịch đến Dalat ngày càng tăng, đồng thời với sự phát triển đô thị và gia tăng dân số, Thành phố sẽ phải đối mặt với hiện tượng quá tải, ách tắc giao thông đô thị.

Bảng 2.7 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của du lịch Dalat TT Những yếu tố xác định mức hấp dẫn của ngành Trọng số (Pi)% Phân loạiSi (1-5) (Pi x Si)Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)