Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

2.1.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, rừng và các khu hệ động thực vật, thuỷ văn…đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục. Tài nguyên tự nhiên có giá trị du lịch được phân bố tương đối tập trung ở khu vực Dalat và rải rác trên địa bàn tỉnh cũng có những thắng cảnh, di tích, mỗi nơi một sắc thái, tạo cho Lâm Ðồng có thể phát triển nhiều điểm tham quan, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

Dalat nằm trong cao nguyên, ở độ cao 800 - 1.500m so với mặt biển, cao như biểu tượng của sự thử thách. Chinh phục đỉnh Lang Biang là niềm kiêu hãnh cho khách du lịch. Dalat không chỉ nổi tiếng vì khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 - 25oC, cao nhất chưa bao giờ quá 32oC và thấp nhất không dưới 5oC). Với sự cấu tạo địa hình đồi tiếp đồi chạy dài đến bất tận, những ngôi biệt thự thơ mộng với lối kiến trúc cảnh quan tự nhiên và nhân tạo đặc sắc. Mỗi cơng trình kiến trúc, mỗi ngơi biệt thự trong vườn hoa thơ mộng là một thiên tình sử diễm lệ, nếu biết cách gõ cửa để bước vào…

Chính lợi thế đó, Dalat đã trở thành một trong 10 Thành phố du lịch và là một trong 5 trung tâm du lịch lớn, một địa danh quen thuộc với mọi người. Dalat có nhiều di tích - thắng cảnh đẹp, độc đáo và là vương quốc của các loài hoa, hoa nở bốn mùa. Cho

đến nay, đã có hơn 17 danh thắng được Bộ Văn hóa - Thơng tin cơng nhận là di tích -

danh thắng cấp quốc gia. (Phụ lục 4: Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng)

Lợi thế của Dalat không chỉ là khu nghỉ mát, hướng phát triển lâu dài và chủ yếu là du lịch cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, nghiên cứu về văn hoá của dân tộc, thể thao, tiềm năng của một trung tâm Giáo dục - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo của cả khu vực... Các ngành sản xuất rau hoa quả, dược liệu, đặc sản, hàng thủ công mỹ

nghệ, hàng tiêu dùng đan, thêu, may mặc phục vụ nhu cầu khách du lịch và xuất khẩu tại chỗ. Năm 1999, Dalat được nâng lên đô thị loại II, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng Dalat trở thành viên ngọc quý của đất nước trong tương lai.

Vẻ đẹp mênh mang của Thành phố Dalat đã làm say mê bao khách viễn du, là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú tạo nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Dalat còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: “Thành phố hoa và gió”, “Thành phố sương mù”, “Thành phố ngàn hoa”, “Thành phố trong rừng”, “rừng trong Thành phố”…

Tuy là một Thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá Dalat cũng rất phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Được hình thành từ năm 1893, khi bác sĩ A.Yersin đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, là một Thành phố sớm hấp thụ nền văn minh Âu châu. Di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số tại chỗ như K’Ho, Mạ, Churu và các dân tộc khác đang được bảo tồn và phát huy cùng với sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Dalat.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 31)