Thị trường du lịch của Thành phố Dalat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 35)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

2.1.3 Thị trường du lịch của Thành phố Dalat

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Dalat đã khẳng định được vị thế trung tâm du lịch, đào tạo. Mặc dầu là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách đến tham quan, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế, không tương xứng với tiềm năng du lịch mà tỉnh có. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa, hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng khá phát triển, địa bàn du lịch được mở rộng; Trung tâm xúc tiến du lịch - thương mại và đầu tư tỉnh Lâm Đồng đã hình thành... tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch.

Về kinh doanh khách sạn nhà hàng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 725

cơ sở lưu trú, chiếm 10% cơ sở của cả nước (cả nước 7.065) với tổng số hơn 10.000 phòng (chiếm 7.7% so với cả nước); trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao với gần 2000 phòng và hàng trăm nhà nghỉ, nhà trọ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi đa dạng của du khách. Trong số cơ sở lưu trú đang hoạt động có 30 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 450 thuộc doanh nghiệp tư nhân, 4 khách sạn 100% vốn nước ngoài, 6 khách sạn liên doanh trong nước, 8 khách sạn thuộc công ty cổ phần, còn lại 50

khách sạn thuộc các thành phần khác. Các sở, ngành có liên quan của tỉnh cùng các doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư và nâng cấp các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn, trong đó nổi bật như khu resort Hồng Anh - Dalat, khu nghỉ mát resort Anna Mandara Villas Dalat, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu nghỉ dưỡng Dalat - Dabl và khách sạn: Rex, Sài gòn, Ngọc lan…

Về các dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Đến nay, tồn tỉnh Lâm Đồng có 20 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có tiến bộ hơn, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam á, Châu Âu, Châu Mỹ... hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, nối tour với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng.

Hoạt động vận chuyển khách có nhiều cố gắng, hiện nay có 2 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch với hơn 50 xe du lịch, xe vận chuyển khách đường dài có hơn 150 chiếc, hàng trăm thuyền nhỏ và hơn 10 xuồng máy phục vụ vận chuyển đường thủy. Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả dịch vụ hợp lý, có hơn 250 đầu xe taxi và 50 xe buýt phục vụ vận chuyển du khách đường dài hoặc tour du lịch liên tỉnh.

Tuy nhiên, phẩm chính để tập trung đầu tư, phát huy thế mạnh vốn có; chưa tìm ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng để gây ấn tượng cho du khách. Hiện nay khách đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung lên Dalat để tham quan thắng cảnh ở một số điểm du lịch truyền thống quen thuộc là chính. Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao là những sản phẩm có thể coi là độc đáo và là thế mạnh của Lâm Đồng vẫn chưa phát huy tốt tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh vẫn chưa được khai thác một cách có tổ chức. Tại nhiều điểm du lịch, việc mua bán, kinh doanh hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, lều quán, quần áo may sẵn ... tràn lan đang dần dần làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của cảnh quan. Tình trạng tranh giành khách thuê phương tiện đi lại, thuê cơ sở ăn, nghỉ... và tình trạng ăn xin, ép giá vẫn phổ biến, gây những ấn tượng không tốt đối với du khách khi đến Thành phố vốn rất thanh lịch trên cao ngun này.

Ngồi ra, một điểm cịn yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng là cơng tác quảng cáo, tiếp thị, vì đây thật sự là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch. Với vị trí là một điểm du lịch đặc biệt quan trọng trong địa bàn du lịch trọng điểm Nha Trang - Ninh Chữ - Dalat và là cực hút lớn của tam giác tăng trưởng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Dalat - Nha Trang, xa hơn là trục phát triển du lịch Vũng Tàu - Dalat. Du lịch Lâm Đồng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương và các tổ chức du lịch quốc tế để khai thác triệt để thế mạnh của mình. Khả năng cạnh tranh yếu, việc cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra cịn chậm, vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao.

Ngoài hệ thống nhà hàng, khách sạn của Nhà nước và các đoàn thể, Dalat cịn có khách sạn, nhà trọ của tư nhân. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đầu tư cho du lịch Thành phố, vì lượng khách trong năm khơng đều, có lúc hàng loạt khách sạn trống vắng nhưng cũng có lúc du khách khơng thể nào tìm được một chỗ trọ. Việc cho phép nhà nhà làm dịch vụ du lịch đã giải quyết được một phần tình trạng mất cân đối này và làm cho bộ mặt Thành phố có những biến đổi rõ nét.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 25 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch tại 95 khu, điểm du lịch (trong 150 khu, điểm có khả năng khai thác). Riêng Thành phố Dalat đã đầu tư đưa vào khai thác 35 khu, điểm trong đó có 8 khu điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác; 2 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng; 11 điểm cảnh quan và vui chơi giả trí với quỹ đất lên đến 2.600ha. Dalat có thể đáp ứng được nhu cầu cho gần 35.000 khách một lúc, hàng năm có gần 500.000 lượt khách trong nước và khoảng 60.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Dalat.

Với ngành du lịch Dalat, sản phẩm chủ yếu dựa vào ba loại hình: Sinh thái, nghĩ dưỡng và hội nghị - hội thảo. Các tổ chức lữ hành - vận chuyển năng lực còn hạn chế, hoạt động độc lập chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất là vào mùa cao điểm. Các tổ chức lưu trú còn nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ khơng cao, thiếu tính chuyên nghiệp. Các khu tham quan, điểm du lịch đầu tư còn đơn điệu chưa tương xứng với nhu cầu về sự thỏa mãn của du khách, thậm chí thường nghe nhiều lời chê trách, phàn nàn về nội dung nghèo nàn, hình thức tùy tiện và chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp.

Thiết kế các tour du lịch trọn gói mới hình thành thường rập khn, chương trình lễ hội mang tính hình thức. Giá cả khơng đồng nhất và mang tính tự phát theo mùa vụ. Công tác phân phối, truyền thông, chiêu thị, quảng bá và xúc tiến du lịch đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả Marketing của ngành vẫn chưa được như mong đợi, do chưa có sức hấp dẫn đặc sắc, thiếu sự linh hoạt sáng tạo. Để phục vụ cho trung tâm nghỉ mát, trước kia các phương tiện giao thông được khai thác tối đa, bất chấp những trở ngại về địa thế.

Để đến với Dalat, đường bộ đang chiếm cương vị độc tôn về phương diện giao thông.

Hiện nay, hệ thống đường ôtô, đã được nâng cấp và mở rộng đến các khu du lịch với các tuyến xe ơtơ chất lượng cao. Dalat có các đường bay nối liền với các nơi khác qua hai phi trường Cam Ly và Liên Khương. Ga Dalat trước kia là cơng trình vĩ đại và thơ mộng, là một trong những ga độc đáo của Việt Nam nhưng đáng buồn là nay hầu như tất cả đều chìm vào quên lãng, do trong chiến tranh có một đoạn đường thiếu an ninh nên tuyến giao thông đường sắt không thể sử dụng được và đã trở nên hoang phế từ đó.

Con người Dalat hiền hịa, khoan thai, lịch sự, kín đáo những lại thân tình và hiếu khách. Tính chất này đã ăn sâu trong mọi người dân, tiếng nói của người Dalat mang âm sắc pha trộn của các miền Bắc - Trung - Nam với 12 tơn giáo và tín ngưỡng khác nhau (đơng nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao đài), phong tục tập quán cũng đa dạng vô cùng đã tạo nên con người Dalat một sự tổng hợp của muôn sắc thái. Đến những nơi khác, chỉ cần mang danh người Dalat thì sẽ nhận được một sự ưu ái đặc biệt.

Hiện tại, du lịch Dalat khơng có nhiều cơng ty kiểm tra phản ứng của thị trường đối với sản phẩm du lịch, đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch vừa yếu lại vừa thiếu, hầu hết thiếu tính chuyên nghiệp. Để cạnh tranh, các marketeer đã vận dụng tối đa "mánh lới" để "chơi trội" nhưng lại gây phiền phức và lãng phí thời gian của du khách.

(Phụ lục 5: Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương )

Thời gian qua, tiềm năng du lịch Dalat có thể nói là chưa được đánh thức. Gần đây, đã cố gắng nhiều để phát triển du lịch. Đầu tư nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và các hoạt động mang tính quan hệ xã hội cao. Nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, mới ở mức trung bình. (Phụ lục 6: Phiếu khảo sát các hoạt động marketing du lịch Dalat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 35)