Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat

3.3.1 Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)

Để đáp ứng được yêu cầu nhân lực, cần phải có một chương trình đào tạo tồn diện với những kế hoạch cụ thể. Trước hết, tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ, qua đó khuyến khích đào tạo trình độ đại học và trên đại học làm lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt cho sự nghiệp đổi mới. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ, năng lực sang các

nước phát triển để đào tạo, thực tập nghiệp vụ chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyên đề hội nghị, hội thảo khoa học.

Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du

lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường học. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và toàn xã hội.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch: Tiếp tục kiện toàn bộ máy của sở

Du lịch - Thương mại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp tỉnh xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thành lập ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.

Thực hiện cải cách hành chính, hồn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản

lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong quy hoạch và phát triển như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng…

3.3.2. Giải pháp về vốn (Liên doanh, liên kết hỗ trợ)

Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020, trên cơ sở các định hướng đầu tư đã được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 1996 - 2010, công tác đầu tư phát triển giai đoạn này cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho du lịch Lâm Đồng môi trường thuận lợi để phát triển. Trong bối cảnh kinh tế chính trị thế giới hiện nay, hình thức thích hợp cho chiến lược tạo vốn là thu hút vốn nước ngoài kết hợp với huy động mọi nguồn vốn trong nước. Có thể nói ngành du lịch là ngành quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, thu hút ngoại tệ và nhất là tạo nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Việc phát huy nội lực là chính nhưng vấn đề thu hút vốn nước ngoài cho ngành du lịch là rất cần thiết.

Dalat còn nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất đa dạng, song khai thác vẫn bị hạn chế do thiếu nguồn vốn đầu tư, thiếu cán bộ có trình độ chun mơn và nhất là chưa triển khai rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch theo chuyên đề, cũng như

chiến lược du lịch theo vùng. Kinh doanh du lịch lữ hành, lưu trú, vận chuyển du lịch, khu vui chơi giải trí, thương mại...cịn chịu tác động nhiều bởi cơ sở hạ tầng. Chính vì thế việc đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài về du lịch chưa đa dạng, phong phú.

(Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat )

Trước hết phải nói đến vai trị điều tiết vĩ mơ của Sở du lịch & Thương mại trong việc đề xuất triển khai các dự án liên doanh - liên kết du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án du lịch, triển khai quy hoạch phát triển du lịch tổng thể và quy hoạch của từng cụm. Việc cân đối các lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngồi, hay cơng bố rộng rãi các dự án kêu gọi đầu tư và hình thức đầu tư chưa tích cực.

Thực tế trong các năm vừa qua, ngành du lịch tự thân vận động là chính, nhưng hiện nay với xu thế cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh du lịch. Chính quyền địa phương phải có sự tác động và quan tâm hơn nữa, không xem nhẹ việc đầu tư cho đào tạo cán bộ chuyên môn du lịch, đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan như ngành giao thơng cơng chánh, văn hóa thơng tin, an ninh, tài chính, ngân hàng, hàng khơng... đầu tư phương tiện hiện đại để phục vụ du khách, tạo mọi điều kiện dễ dàng, thuận lợi thu hút khách du lịch vào Dalat.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc hình thành đặc khu du lịch với những ưu

đãi về đầu tư, kinh doanh ngành du lịch cũng nên sớm quan tâm nghiên cứu loại hình

liên doanh - liên kết. Theo chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 triệu khách quốc tế, doanh thu 1,5 tỷ USD. Do đó, ngành du lịch Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng phải có nguồn nhân vật lực dồi dào tạo cơ sở vật chất để thực hiện.

Quá trình đầu tư cho du lịch - dịch vụ Dalat tuy có tăng, nhưng có thể thấy tiến độ xây dựng không đúng theo quy hoạch, đại đa số các công ty và doanh nghiệp du lịch của Dalat đang hoạt động trong tình trạng khơng đủ vốn cần thiết, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hiện nay là rất lớn, nên các doanh nghiệp từng đã chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro cho nhau. Với nhiều lợi thế khác biệt, nếu được đầu tư du lịch đúng mức, Dalat sẽ hiển danh là một vùng đất thần tiên trên núi cao. Ngược lại, thì một ý tưởng hay đến mấy cũng khơng thể cất cánh. Chính Dalat phải cân nhắc thực lực

của chính mình, thị trường lại ln biến động, vì vậy, phải linh hoạt để nắm bắt cơ hội. Chỉ có tính sáng tạo và sáng tạo là con đường giúp con nhà nghèo như Dalat phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)