Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat

tố quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh trên thế giới. Các địa phương đang liên tục đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.

Đề án điều chỉnh qui hoạch tổng thể đến năm 2020 đã xác định Dalat là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của cả nước, đặt biệt khu du lịch Đankia - Suối vàng sẽ là một trong bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng …hiện nay, Dalat đang tập trung đầu tư phát triển đô thị, tôn tạo cảnh quan môi trường với qui mô lớn để sớm được phê duyệt nâng cấp thành Thành phố trực thuộc Trung ương, xây dựng Dalat trở thành Thành phố xanh - sạch - đẹp của cả nước và là đô thị du lịch cấp quốc tế. Dalat phấn đấu là Thành phố du lịch sinh thái mà cả thế giới biết và tìm đến để đầu tư, xây dựng và thưởng ngoạn. Với tinh thần này, du lịch Dalat đã có được cái nhìn mới:

“Du lịch Lâm Ðồng sẽ phát triển nhanh theo hướng hiện đại và dân tộc,

trong đó Dalat là trung tâm đáp ứng nhu cầu du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước”

Hoạt động du lịch Dalat đã khởi sắc và đang sinh động hẳn lên, khách du lịch bốn phương đổ về nghỉ mát tăng lên đột biến, có những thời điểm du khách lên đến hơn 10.000 lượt/ngày. Trong làn gió đổi mới, khách ngoại quốc và người Việt Nam ở nước ngoài đến Dalat tăng dần theo thời gian. Cho nên, du lịch Dalat sẽ đi vào chiều sâu, xây dựng một phong cách đồng nhất mang tính đặc thù, riêng biệt độc đáo mà các nơi khác khơng có để tạo nên một sức hút lớn. Nhằm xây dựng Dalat xứng đáng là trung tâm du lịch chất lượng cao, là ngành kinh tế động lực với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, cân đối, hấp dẫn và thực sự năng động. Cụ thể:

“Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, văn hoá để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh. Có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài. Bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ mơi trường, an ninh quốc phịng, trật tự và an tồn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với cơng cuộc xố đói giảm nghèo…”.

Từ đó, du lịch Lâm Đồng sẽ có những bước đi ổn định và tạo những tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Trên cơ sở tập trung các chương trình quảng bá tun truyền, chương trình xã hội hóa du lịch, chương trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ, xây dựng thương hiệu Dalat trên các sản phẩm du lịch. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức, nhất là tham gia các hội chợ ngành, khu vực và hội chợ hàng xuất khẩu. Thu hút lao động, tạo công ăn việc làm và cùng cả nước làm cho khách du lịch hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn to lớn của các dân tộc đã vun đắp gây dựng được trong chặng đường phát triển. Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của Thành phố, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ chiếm trên 70%, bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)