Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat
3.3.5.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch
một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn hơn. Phát triển loại hình sản phẩm theo hướng sau:
- Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng núi tiếp tục giữ vai trò
quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Ngoài ra phát triển mạnh các tour du lịch chữa bệnh, cuối tuần cho khách trong tỉnh kết hợp vui chơi giải trí và ẩm thực. Khai thác loại hình truyền thống này khơng chỉ ở khâu lưu trú, Bên cạnh việc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, khách quốc tế và Việt kiều cũng rất ưa thích dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Du lịch tham quan, nghiên cứu: Loại hình du lịch này khá đa dạng, ngoài việc
tham quan cảnh quan, kiến trúc.. cần phát triển du lịch văn hố - di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hoá các dân tộc ít người. Xây dựng, củng cố và kết hợp tính dân tộc với hiện đại, để nâng hàm lượng văn hóa trong việc phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí ở các nhà hàng - khách sạn và ở khu du lịch.
- Du lịch sinh thái: Chú trọng khai thác du lịch thể thao; phát triển mạnh tour du
lịch con đường xanh Tây Nguyên, trang trại đồng quê… Ngoài ra mở rộng thêm các tour tuần trăng mật, thám hiểm...cho tuổi trẻ. Phát triển du lịch Dalat phải gắn liền với việc các loài hoa đặc trưng như: Hoa Anh Đào, hoa Mimoza, hoa Tường vi, Forget me not... Tôn tạo lại các vườn cây ăn trái đặc sản vốn có ở Dalat để tạo sức hút đối với du khách như: Vườn Mận, vườn Đào, vườn Hồng... có thể tạo điểm ni thả chim, bướm kết hợp với những cánh đồng hoa và ép hoa, bướm phục vụ du khách.
- Du lịch thăm thân: Khai thác các sản phẩm dân dã, đồng quê, ẩm thực dành cho
Việt Kiều và người nước ngồi có mối quan hệ gia đình ở Việt Nam.
- Du lịch thương mại, công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ
cho hội nghị, hội họp, hội chợ và khuyến thưởng kèm theo những sự kiện đặc biệt. Loại hình này chú trọng phát triển cả cho khách thương gia quốc tế và nội địa.
- Du lịch văn hóa lễ hội: Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội tiêu biểu
như lễ hội Hoa Xuân, lễ hội Tình yêu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội ngày mùa... của đồng bào dân tộc. Chú trọng việc khai thác các truyền thuyết về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trọng điểm, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ du khách.
Kết luận
Dalat đẹp và hấp dẫn khơng hẳn vì có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh hồ nên thơ, rừng thông vi vút ngút ngàn, hoa nở bốn mùa; cũng khơng chỉ vì có nhiều cơng trình kiến trúc độc đáo. Mà cái hấp dẫn của Dalat chính là ở sự kết hợp tổng quan, hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên với những nền móng xã hội của nó. Trong đó con người với tấm lòng hiếu khách, lịch thiệp duyên dáng đã trở thành linh hồn sống của Thành phố.
Nhưng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mơ nhỏ và vừa nên chưa đẩy mạnh ứng dụng các chiến lược Marketing vào du lịch một cách hữu hiệu. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường nhưng tiềm lực về tài chính hạn chế, dẫn đến tình trạng khơng có điều kiện để lựa chọn sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao hay đầu tư vào đổi mới. Ra quyết định thường chủ yếu theo kinh nghiệm và cảm tính , thiếu tầm nhìn chiến lược ở cấp vĩ mơ.
Mặc dù trong ngành Marketing, Dalat còn đang ở bước khởi đầu, nhưng nếu được kích thích và đầu tư hợp lý, nhất là tạo ra môi trường nghiên cứu cho những người hứng thú và có khả năng nghiên cứu, thì hy vọng ngành Marketing nói chung và định hướng chiến lược Marketing du lịch Dalat nói riêng sẽ phát triển khả quan trong giai đoạn tới. Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để Dalat xứng danh với đô thị tầm cở khu vực trong tương lai như mong mỏi của bao khách viễn du. Vấn đề là ở chỗ, nếu du lịch Dalat tự nhận thức chính xác vấn đề ngay trong nội bộ, đánh giá đúng tiềm lực của mình và đối thủ cạnh tranh hoặc quan hệ, hợp tác với các chuyên gia Marketing để có được lời khun sáng suốt, kịp thời khi gặp khó khăn. Thì nhận thức về thương hiệu chắc chắn được cải thiện, từ đó có thể chủ động tham khảo để vận dụng các chiến lược, giải pháp Marketing du lịch làm kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hành động tiếp theo.
Tóm lại: Dalat, điểm đến của những ngoạn mục và nên thơ cần nỗ lực để tự làm mới mình, khn mặt Thành phố từng ngày từng giờ phải được đổi mới. Tin tưởng và hy vọng rằng, Dalat sẽ khẳng định được là điểm đến hấp dẫn, an tồn và mến khách trong tương lai khơng xa. Mà trước mắt là festival hoa 2007 nhân dịp kỷ niệm 100 năm hoạt động du lịch Dalat (115 năm hình thành và phát triển TPDalat), với 10 cơng trình trọng tâm và 12 cơng trình trọng điểm mới về phát triển du lịch - đang chào đón du khách.
Kiến nghị
¾ Thứ nhất, điểm đáng lưu ý là: Hiện nay mơ hình lý thuyết Marketing ở phương Tây đã và đang áp dụng ở Việt nam (có điều chỉnh) là khác rất nhiều với chúng ta về mức độ phát triển và văn hóa (2 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động Marketing). Một trong những hướng mới được nhiều nhà nghiên cứu Marketing quan tâm nhiều nhất là khả năng thay thế của mơ hình hỗn hợp 4P (Marketing-mix) thành mơ hình Marketing mối quan hệ. Bởi vì, mơ hình 4P có lẽ chưa diễn tả được mối quan hệ tương tác trong mạng Marketing, hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành Marketing. Nhưng cho đến nay hầu như đội ngũ có trình độ nghiên cứu tương tác mạng cịn khan hiếm, dẫn đến chỉ thực hiện Internet như là một công cụ hỗ trợ các chức năng của Marketing, đặc biệt kênh thông tin và dữ liệu. Do vậy, vấn đề trang bị những phương pháp và công cụ nghiên cứu một cách có hệ thống là một việc cần làm trong chương trình đào tạo cán bộ quản lý kinh tế từ bậc Đại học trở lên. Vì những chuyên đề này khó có thể tự nghiên cứu lấy.
¾ Thứ hai, kinh tế phát triển, đời sống vật chất ngày một dồi dào nên nhu cầu
tinh thần đi du lịch gia tăng. Hơn nữa, điều kiện của học sinh phổ thơng đã có nhiều thuận lợi, khơng cịn phải lo gánh nặng kinh tế nhiều. Vì vậy, nên chăng Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm cải tiến lại lịch nghỉ trong năm học, thay vì nghỉ hè 3 tháng (6,7,8) thì chỉ cần 1,5 - 2 tháng hè là đủ, còn lại chuyển sang nghỉ vào cuối học kỳ I và tết dài hơn để giành thời gian phục vụ nhu cầu đi du lịch nghỉ ngơi, giải trí được nhiều lần. Đáp ứng xu hướng phát triển trí lực cho con người bằng các kỳ nghỉ thích hợp, bổ ích; nhằm giảm tải mật độ du lịch những lúc cao điểm, tăng cường thời gian nghỉ rãi đều quanh năm.
¾ Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương: Thống nhất xây dựng hạ tầng
khu du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch các địa phương. Lồng ghép các chương trình dự án của các bộ, ngành gắn với phát triển du lịch quốc tế để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương. Tích cực cấp vốn qui hoạch chi tiết cho khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt.
Khuyến khích tư nhân bỏ vốn nhận thầu các tuyến điểm du lịch, khai thác tiềm năng, hoặc thế mạnh du lịch của địa phương với chế độ lãi suất ưu đãi cho đầu tư.
Cụ thể hóa những ưu đãi về đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch như thuế, thuê
đất... Khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ du lịch có vốn 100% nước
ngồi. Chú trọng đến nguồn tài lực và chất xám của Việt kiều trên khắp thế giới tạo điều kiện thuận lợi để họ đem vốn liếng về đầu tư tại Việt Nam.
Bỏ vốn khi có cơ hội đầu tư các phịng thơng tin, phương tiện tìm hiểu về Việt Nam tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Hỗ trợ việc thuê các chuyên gia nước ngoài quản lý, xây dựng các dự án hoặc Marketimh tư vấn kinh doanh du lịch.
(Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam)
¾ Đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục kiện tồn bộ máy tổ chức, cổ phần
hóa khách sạn, nhà hàng của nhà nước, ban hành thuộc thẩm quyền các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư. Trên cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt. Trước hết là tập trung mọi nỗ lực cho kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển du lịch Dalat gắn với lễ Festival hoa 2007. Làm đòn bẩy cho các chiến lược phát triển tiếp theo, trên cơ sở phối hợp với các sở, ban ngành chức năng có liên quan trong và ngồi tỉnh chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình hành động về du lịch theo chức năng chuyên môn. Căn cứ nội dung kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng chương trình và từng năm, tổ chức chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư du lịch ở mỗi cấp đảm bảo phù hợp theo đúng định hướng phát triển kinh tế- xã hội chung./.
Tài liệu tham khảo
1. Alries, Jacktrout (2003), Chiến tranh tiếp thị, Nxb Văn hố Thơng tin.
2. Trương Phúc Ân (2000), Bí mật thành phố hoa Dalat, Nxb Văn nghệ.
3. TS Nguyễn Bích & Th.S Nguyễn Mạnh Tuân (2005), GT nguyên lý Marketing, Hà nội.
4. Vũ Tuấn Cảnh (2003) “Du lịch Việt nam, thực trạng và chiến lược phát triển đến năm
2010”; dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt nam, Tr 15-20.
5. Nguyễn Thị Doan (1994), Giáo trình Marketing KS - du lịch, ĐH Thương mại, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn T Liên Diệp (1997), Chiến lược & chính sách kinh doanh, Nxb Tkê.
7. TS Nguyễn Thị Liên Diệp; TS Hồ Đức Hùng (1996), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê.
8. Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh (1999), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê.
9. GS.TS Hồ Đức Hùng (2004), Quản trị Marketing,Viện n/c KTPT – ĐHKT TP.HCM.
10. GS.TS Hồ Đức Hùng (2003) “Thực trạng và giải pháp Marketing TP.HCM ”, TP.HCM.
11. Nguyễn Minh Hịa (2003), “Thử đi tìm một diện mạo mới cho Dalat”; Phát triển du lịch
12. sinh thái bền vững tại Dalat - Lâm Đồng, tr 62-65.
13. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
14. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Mạnh Thường (2000), Dalat, thiên đường du lịch, Nxb Văn hố thơng tin.
16. Nguyễn Đình Thơ (1998), Nghiên cứu Marketing du lịch, NXB Giáo dục.
17. Thu Thuỷ (2005), Những chiến lược Marketing hiệu quả diệu kỳ, NXB LĐXH.
18. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đức Ngọc (2005), Nghệ thuật Marketing, NXB LĐXH.
20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
21. TS Phạm Xuân Lan (2005), Giáo trình quản trị chiến lược, ĐH Kinh tế TP.HCM.
22. Th.S Nguyễn Hùng Phong, Phương pháp nghiên cứu, ĐH Kinh Tế TP.HCM.
23. Hồ việt (2003), “Phát triển du lịch sinh thái bền vững”, Dalat - Lâm Đồng tr1-9.
24. Báo Du lịch (2006, 2007), các số trong năm, Tổng cục du lịch.
25. Báo Lâm Đồng (năm 2005, 2006) Số 2528 và các số 2591 đến 2637.
26. Tổng cục du lịch (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Hà Nội.
27. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006, 2007), các số trong năm, Tổng cục du lịch.
29. PhiLipKotLer - Northwestern Universtity (Lược dịch: PTS - Phan Thăng; PTS - Vũ Thị
30. Phượng & Giang Văn Chiến) (1999), Marketing căn bản,Nxb Thống kê .
31. Gilbert D.C, Government intervention in the Marketing of tourism products.
32. Risto Laulauainen, The unfamiliar tourist destination - a Marketing challenge.
Các trang Website tham khảo
(Theo các trang website về du lịch Việt nam, Lâm Đồng, Dalat, TTXT DL) gồm:
webdulich.com - mientrung.com - Dalat.gov.vn - vita.org.vn - info.com tourdulich.com - dulichachau.com - vietnamtourism.com - lamdongt-i.gov.vn
vietnamtourguides.com - Dalattourism.com - vietnamtourism.com - hotels84.com. vietnamtourism.gov.vn - lamdong.gov.vn - www.vietnamtourism - dulichvn.org.vn
lamdongtourist-trade-invest.gov.vn - Dalat.gov.vn webmaster@Marketingneu.com Dalatrose.com - hrdtourism.org.vn - myhotelvietnam.com - who - asta - pata
Các văn bản liên quan đến du lịch
- Nghị quyết lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006), Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 20/11/2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc phát triển du
lịch thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010.
- Nghị quyết 06-NQ/TU ban hành ngày 21/9/2006 với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển du lịch trong những năm trước mắt.
- Nghị quyết 07-NQ/TU ban hành ngày 11/4/2007 về một số chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Pháp lệnh Du lịch năm (1999), Luật Du lịch (2006), Quốc hội ban hành.
- Quyết định 409/TTg ngày 27/5/2002 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Dalat - tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020.
- Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 ;
- Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/8/2005 phê duyệt
đề án đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên.
- Quyết định số 3173/2004/QĐ-UB ngày 1/9/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề cương dự án: "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
đến năm 2010 và định hướng đến 2020".
- Quyết định số 209/2005/QĐ-UBND ngày 11/9/2005 và số 458/QĐ-UBND ngày 24/01/2007
PHỤ LỤC Trang
Phụ lục 1 : Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch .......................................... 1/PL Phụ lục 2 : Sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch ........................................ 1/PL Phụ lục 3 : Các cấp độ Marketing địa phương................................................................ 2/PL Phụ lục 4 : Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng ..................................................... 3/PL Phụ lục 5 : Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương ............................................... 15/PL Phụ lục 6 : Phiếu khảo sát hoạt động Marketing du lịch Dalat và kết quả ................... 20/PL Phụ lục 7 : Câu hỏi trắc nghiệm về tính thân thiện và sức thu hút du lịch Dalat.......... 41/PL Phụ lục 8 : Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hiện có ở Dalat .................... 42/PL Phụ lục 9 : Các số liệu khác từ 1995 - 2006 liên quan về du lịch ................................. 43/PL Phụ lục 10: Các số liệu về khách du lịch quốc tế trong cả nước.................................... 45/PL Phụ lục 11: Các văn bản định hướng phát triển liên quan về du lịch............................. 50/PL Phụ lục 12: Các Số liệu định hướng phát triển liên quan về du lịch Dalat .................... 52/PL Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat .................................. 54/PL Phụ lục 14: Các hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc sắc Lâm Đồng ............................. 60/PL Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat ...................... .66/PL Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam ................................................... 71/PL
Phụ lục 1: Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch