Đường cong tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất astaxanthin và β glucan để bổ sung vào thức ăn cho cá dĩa đỏ (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1 Đường cong tăng trưởng

3.2.1.1 Đường cong sinh khối khô

Dựa vào các giá trị OD610 nm0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 và trọng lượng sinh khối khô của tế bào tảo tương ứngđể tính được trọng lượng sinh khối khô trong 1 ml môi trường

(mg/ml). Kết quả tương quan tuyến tính giữa giá trị OD610 nm và trọng lượng sinh khối khô (mg/ml) trong môi trường F2, RM, BG11 được thể hiện trong đồ thị 3.21.

Hình 3.21: Đường tương quan tuyến tính giữa giá trị OD610nm và trọng lượng sinh khối khô (mg/ml)

69

Dựa vào đường tương quan tuyến tính giữa giá trị OD610 nm và trọng lượng sinh khối khô dựng được đường cong sinh khối khô theo ngày của 3 môi trường như đồ thị hình 3.21.

Hình 3.22: Đồ thị đường cong sinh khối khô theo ngày ở 3 môi trường

Từ kết quả trên có thể thấy được trọng lượng sinh khối khô thu được trong môi

trường BG11 là nhiều nhất. Thành phần môi trường BG11 và môi trường RM, F2 khơng

khác nhau nhiều nhưng có sự chênh lệch về nồng độ khá lớn, đặc biệt là nồng độ nitơ

trong môi trường BG11 cao gấp 5 lần nồng độ nitơ trong môi trường RM và gấp 200 lần trong môi trường F2 mà nitơ là một thành phần quan trọng trong tế bào vì ngun tố này

có mặt trong tất cả protein, DNA, RNA, thành tế bào và diệp lục tốnên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của vi tảo.

Từ kết quả này môi trường BG11 được chọn là môi trường dùng để tăng sinh khối phục vụ cho các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.1.2 Đường cong tăng trưởng

Dựa vào các giá trị OD610 nm 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 và số lượng tế bào đếm được trong buồng đếm hồng cầu tương ứng để tính được mật độ tế bào trong 1 ml môi trường BG11 log (N/ml). Từ đó dựng đường tương quan tuyến tính giữa mật độ tế bào và OD610 nm (Hình 3.23).

70

Hình 3.23: Đường tương quan tuyến tính giữa mật độ tế bào trong môi trường

BG11 và giá trị OD610nm

Dựa vào đường tương quan tuyến tính giữa mật độ tế bào và OD610nm dựng được

đường cong tăng trưởng của H.pluvialis trong môi trường BG11 thu được kết quả dưới đây (Hình 3.24).

Hình 3.24: Đường cong tăng trưởng trong môi trường BG11

Kết quả khảo sát đường cong tăng trưởng của H. pluvialis cho thấy mật độ tế bào của loài này đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 14 (hình 3.24), đồng nghĩa là ở thời điểm

71

trong tế bào nên đây được xác định là thời điểm thay đổi các điều kiện môi trường để kích hoạt q trình tích lũy astaxanthin.

Hình 3.25: Mật độ tế bào thay đổi theo thời gian(vật kính x40)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất astaxanthin và β glucan để bổ sung vào thức ăn cho cá dĩa đỏ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)