Hàm lượng đường khử của PL1 ở các nồng độ NaOH khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất astaxanthin và β glucan để bổ sung vào thức ăn cho cá dĩa đỏ (Trang 129 - 132)

115

Qua biểu đồ hình 3.67 hàm lượng đường khử trong PL 1 tăng khi ta tăng nồng độ NaOH từ 0,5 M lên 1M. Cụ thể như sau ở NaOH 0,5 M là 414,28 mg/gvách tế bào,

NaOH 1M là 444,76 mg/gvách tế bào. Hàm lượng đường khử biến động khi ta tăng nồng

độ từ 1 M đến 4 M, điều này có thể được giải thích là khi nồng độ NaOH cao thì sẽ giúp

phá vỡ các liên kết của các phần với nhau của vách tế bào, NaOH càng cao thì khả năng phá vỡ các liên kết càng mạnh dẫn đến phá vỡ cấu trúc của các polysaccharide dẫn đến

hàm lượng đường khử thay đổi. Ngồi ra lơ thí nghiệm đối chứng có hàm lượng đường

khử cao nhất 458,09 mg/g là vì ở lơ này dung môi NaOH được thay bằng nước cất dẫn đến ít bị phá vỡ các liên kết trong vách tế bào dẫn đến hàm lượng đường khử cao nhất ở

lơ này.

Qua biểu đồ hình 3.68 ta thấy hàm lượng protein trong dịch sau li trích tăng khi ta

tăng nồng độ NaOH từ 0,5 M lên 1M. Cụ thể như sau ở NaOH 0,5 M là 19,85 mg/g vách

tế bào, NaOH 1M là 20,59 mg/gvách tế bào. Hàm lượng protein biến động khi ta tăng

nồng độ từ 1M đến 4M, điều này có thể được giải thích là khi nồng độ NaOH tăng thì sẽ giúp phá vỡ các liên kết của các phần với nhau của vách tế bào giải phóng ra các protein, mannoprotein, chitin. NaOH càng cao thì khả năng phá vỡ các liên kết càng mạnh dẫn đến phá vỡ cả cấu trúc của các protein dẫn đến hàm lượng protein thay đổi. Hàm lượng

116

protein ở lơ thí nghiệm đối chứng có hàm lượng tương đối thấp 14,89mg/g là vì ở lơ này dung mơi NaOH được thay bằng nước cất dẫn đến ít bị phá vỡ các liên kết trong vách tế bào dẫn đến protein trong vách tế bào đi ra ít cho nên hàm lượng protein ở lơ này thấp.

Qua biểu đồ hình 3.69 ta thấy hàm lượng đường khử trong dịch sau li trích biến

động, thấp nhất là lơ thí nghiệm đối chứng 0,33mg/g vách tế bàovà cao nhất là ở nồng độ

NaOH 4 M 1,86 mg/g vách tế bào. Điều này có thể được giải thích là khi nồng độ NaOH

tăng thì sẽ giúp phá vỡ các liên kết của các phần với nhau của vách tế bào giải phóng ra

các protein, mannoprotein, chitin. NaOH càng cao thì khả năng phá vỡ các liên kết càng mạnh làm giải phóng hàm lượng chitin, polysaccharide càng nhiều đồng thời nồng độ NaOH cao có thể phá hủy 1 phần cấu trúc của các polysaccharide, chitin, protein, manoprotein dẫn đến kết quả biến động.

Kết hợp 3 kết quả hàm lượng đường khử của polysaccharide 1, hàm lượng protein trong dịch tế bào và hàm lượng đường khử trong dịch tế bào, chúng tôi quyết định chọn nồng độ NaOH 1M là điều kiện nồng tối ưu để tách chiết β-glucan. Kết quả của chúng tơi có sự chênh lệch với nghiên cứu của Arturas Javmen và cộng sự (2012) tác giả chọn nồng

độ NaOH 0,5M làm điều kiện thời gian thích hợp để tách chiết β-glucan [35], tuy nhiên

kết quả của chúng tôi đáng tin cậy hơn vì ngồi đo hàm lượng đường khử của vách tế bào sau khi tách chúng tơi cịn tiến hành đo hàm lượng protein và hàm lượng đường khử trong dịch sau khi tách kết quả ở biểu đồ 3.8, 3.9 đã cho ta thấy ở nồng độ NaOH 1M lượng protein là cao nhất và hàm lượng đường khử không quá thấp cho nên với mục tiêu thu được hàm lượng β-glucan cao và sạch, chúng tôi quyết định chọn nồng độ NaOH 1M

là nồng độ tối ưu cho các thí nghiệm tiếp sau.

Thí Nghiệm 2: Khảo sát nhiệt độ tách chiết

Áp dụng điều kiện nồng độ NaOH 1M tối ưu, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát nhiệt độ tách chiết ở 70, 80, 90, 100 0C và ở nhiệt độ phòng, kết quả được thể hiện ở các biểu đồ sau.

117

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất astaxanthin và β glucan để bổ sung vào thức ăn cho cá dĩa đỏ (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)