2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong
2.2.2. Lý thuyết đại diện
Bản thân vấn đề về xung đột lợi ích giữa người đại diện và người sở hữu đã được Adam Smith (1776) nhắc tới lần đầu trong nghiên cứu "Sự giàu có của các quốc gia", sau đó được phát triển và chính thức mơ tả như một học thuyết bởi (Jensen và Meckling, 1976). Đây là một trong những lý thuyết không thể thiếu trong lý thuyết
kinh tế hiện đại và có tính ứng dụng cao, trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực chứng.
Lý thuyết giải thích mối quan hệ mẫu thuẫn giữa người ủy quyền với người đại diện. Thông thường, mối quan hệ này được mô tả dựa trên mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người quản lý cơng ty; ngồi ra cịn có các nhóm mâu thuẫn khác như: mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ nợ, mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu sổ.
Đối với loại mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người quản lý: đây là mối quan hệ hợp đồng được ký kết nhằm mục đích thuê người quản lý thực hiện việc điều hành doanh nghiệp dưới danh nghĩa của người chủ sở hữụ Mâu thuẫn nảy sinh khi người quản lý làm việc khơng dựa trên lợi ích của chủ sở hữu, nên những quyết định của họ không đem lại kết quả hoạt động như cổ đông kỳ vọng. Vấn đề chính trong lý thuyết là làm thế nào để người quản lý chấp nhận làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ sở hữu đã thuê họ khi mà người quản lý điều hành công ty lại có lợi thế về thơng tin nhiều hơn người sở hữu, đồng thời những lợi ích của hai nhóm người này cũng khác nhaụ Điều này dẫn tới hai rắc rối điển hình thường gặp: thứ nhất là khi chủ sở hữu nghi ngờ liệu người quản lý có đủ năng lực để thực hiện công việc quản lý công ty hay khơng; thứ hai: có thể người quản lý khơng nỗ lực hết mình cho cơng việc theo hợp đồng mà có ý trục lợi cá nhân bởi họ là có quyền lực và nắm rõ thơng tin tài chính của cơng ty nhất (Ross, 1973)
Người quản lý vì lợi ích cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn của mình để trực tiếp ra quyết định tài chính để khơng thực hiện những khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao do tâm lý e ngại rủi ro; hoặc móc nối kéo những dự án đem lại lợi nhuận cho riêng họ hoặc những nhóm lợi ích của họ. Đặc biệt là trong các cơng ty cổ phần có sự chi phối của Nhà nước thì mâu thuẫn này khá cao, dẫn tới tỷ lệ lớn của chi phí đại diện để giám sát theo dõi Ban giám đốc cũng như ràng buộc Ban giám đốc quản lý hướng tới mục tiêu và lợi ích chung của cơng ty; bên cạnh đó các cơng ty này cũng mất các khoản phụ trội khá cao do những khoản chi phí làm lợi cho Ban giám đốc (Moez, 2018)
Đối với loại mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và chủ nợ: trong khi chủ nợ quan tâm tới lãi suất khoản cho vay và rủi ro tài sản bảo đảm thì chủ sở hữu thường muốn doanh nghiệp thực hiện những dự án có độ rủi ro cao hơn mức độ rủi ro báo trước của người cho vaỵ Bởi nếu dự án đầu tư thành cơng, lợi nhuận sẽ thuộc về cổ đơng vì phần lợi ích của chủ nợ cho vay là cố định ở mức lãi suất ban đầụ Chính vì vậy, chủ nợ thường không muốn công ty đầu tư vào những dự án như vậy; và có thể
cơng tỵ Đây có thể coi là phần chi phí đại diện mà chủ sở hữu phải chi trả để được sử dụng khoản nợ vay (Jensen và Fama, 1983)
Đối với loại mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số: theo quy định của nhiều quốc gia, tất cả cổ đơng phổ thơng có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đơng. Nói cách khác bất kỳ một cổ đơng nào cũng có quyền sở hữu và quyền kiểm soát như nhau đối với một cổ phiếụ Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là ở các công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, một số cổ đơng có quyền sở hữu ở tỷ lệ thấp lại có thể bỏ phiếu ở một mức độ cao hơn, tạo ra quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp, từ đó gây ra sự tách biệt giữa quyền dòng tiền và quyền biểu quyết của các cổ đông. Những cổ đông này thường là những chủ sở hữu góp vốn ban đầu, hoặc là những công ty liên kết với nhau chiếm đa số quyền biểu quyết trong công ty thông qua cơ chế địn bẩy bỏ phiếụ Đây cũng chính là biểu hiện của sở hữu chéo cổ phần và cấu trúc sở hữu hình kim tự tháp của một số doanh nghiệp. Điều này làm tăng quyền kiểm soát và tạo ra thu nhập lớn cho một số nhóm cổ đơng nhất định (thường là nhóm cổ đơng lớn, mà bỏ qua lợi ích của cổ đông thiểu số), gây ra mâu thuẫn giữa các cổ đơng với nhaụ
Có thể thấy, một trong những lý do dẫn tới những mâu thuẫn kể trên là việc xử lý thao túng hệ thống kế toán và tác động lên thơng tin kế tốn. Nói cách khác, việc ghi chép và tuân thủ các nguyên tắc trong kế tốn đóng vai trị quan trọng trong việc xử lý và điều tiết mâu thuẫn giữa người ủy quyền và người đại diện; và ngược lại những mối quan hệ đại diện này cũng tác động và giúp giải thích các vấn đề trong kế toán (Nguyễn Hà Linh, 2017)
Vận dụng Lý thuyết đại diện trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng
trong kế toán
Lý thuyết đại diện dựa trên việc phân tích hành vi cơ hội của các nhóm người khác nhau, mà điển hình ở đây là mối quan hệ giữa chủ sở hữu, người quản lý và người cho vay (Bricker & Chandar, 1998). Do lợi ích của các nhóm người là khác nhau bởi vậy hành động của họ sẽ phục vụ lợi ích cho nhóm. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu và giải thích cho hiện tượng công bố thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp (Fathi, 2013)
Lý thuyết đại diện đưa ra mâu thuẫn do xung đột về lợi ích giữa người ủy nhiệm và người đại diện khi mà một bên nắm quyền kiểm soát và điều khiển hệ thống
kế tốn, từ đó có thể sử dụng thơng tin kế tốn đang nắm giữ để thao túng và làm sai lệch những quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp khi có những hành vi đi ngược lại với lợi ích của chủ sở hữu, hay chủ sở hữu muốn qua mặt các chủ nợ trong việc kiểm soát và định hướng nguồn vốn vay vào các dự án đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao và cổ đơng lớn lấn át các cổ đông thiểu số trong các quyết định của cơng ty, họ sẽ có những tác động chủ quan vào hệ thống ghi nhận kế toán, từ đó làm tăng rủi ro thơng tin. Một trong những nguyên tắc kế toán thường được sử dụng để can thiệp vào việc ghi nhận thơng tin kế tốn là nguyên tắc thận trọng; bởi nguyên tắc này ảnh hưởng toàn bộ tới ghi nhận tài sản, nguồn, chi phí và doanh thụ
Luận án này thứ nhất sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới mức đô thực hiện
nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thứ hai tìm hiểu việc thực hiện nguyên tắc thận
trọng ảnh hưởng thế nào tới giá trị cổ phiếu của cơng ty niêm yết trên thị trường. Đây chính là vấn đề trọng tâm của nghiên cứu thực chứng, khi mà có thể kiểm chứng và đúc kết được sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường dưới tác động của thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp. Và lý thuyết đại diện chính là cơ sở lý thuyết nền tảng giải thích cho hành vi không thực hiện nguyên tắc thận trọng hoặc dùng nguyên tắc này làm sai lệch thông tin kế tốn, đi ngược lại quyền lợi của cổ đơng (Nguyễn Hà Linh, 2017)