Khan & Watts (2009) dựa trên mơ hình của Basu (1997) để đo lường tính kịp thời khơng cân xứng khi ghi nhận thơng tin của kế tốn, nghĩa là vẫn sử dụng mức sinh lời của cổ phiếu trên thị trường làm biến đại diện cho luồng thông tin kinh tế mà doanh nghiệp phải đối mặt (thơng tin tích cực và thơng tin tiêu cực). Ở mơ hình Basu (1995) đã trình bày ở trên, hệ số chặn β2 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thơng tin tích cực và hệ số chặn β2 + β3 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tiêu cực. Như vậy, β3 sẽ đo lường sự khác biệt trong việc tiếp nhận thơng tin tích cực và tiêu cực. Nói cách khác đây là hệ số thể hiện tốc độ phản ứng không cân xứng khi ghi nhận thơng tin, hay chính là hệ số đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Theo đó, β3 càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cũng càng caọ Tuy nhiên hệ số này chỉ thể hiện cho tồn bộ mẫu các cơng ty của mơ hình mà chưa tính được mức độ thực hiện ngun tắc thận trọng của từng cơng tỵ Để tính được β3, hai tác giả Khan & Watts (2009) bổ sung thêm hai giá trị C- Score và G-Score vào công thức (5) ở mơ hình của Basu (1997). Trong đó giá trị G- score thay thế cho hệ số β2, giá trị C-Score thế cho hệ số β3.
G-Score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời của việc phản ánh thơng tin tích cực, cịn C-Score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời trong việc phản ánh thơng tin tiêu cực (chính là mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán). Giá trị G-score và C-score được tính cho từng cơng ty tại từng năm trong khoảng thời gian nghiên cứụ Nói cách khác, với cách thức này, Khan và Watts (2009) đã thành cơng trong việc tính được điểm thận trọng cho từng cơng tỵ Cơng thức tính như sau:
G-score = β2 = µ1 + µ2Sizei + µ3Mi/Bi + µ4Levi (*) C-score = β3 = λ1 + λ2Sizei + λ3Mi/Bi + λ4Levi (**) Trong đó:
i: doanh nghiệp i trong mẫu nghiên cứu
µi, λi: giá trị ước lượng thực tế, là hằng số giữa các công ty, nhưng thay đổi theo thời gian vì chúng được ước tính từ hồi quy cắt ngang hàng năm.
Size: quy mô doanh nghiệp (đo bằng logarit tự nhiên giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu)
M: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu B: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu
Lev: Hệ số nợ (được tính bằng hệ số giữa Tổng nợ phải trả và Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)
C-Score và G-Score khác nhau giữa các công ty thông qua các biến mang đặc điểm của từng công ty (quy mô (size), tỷ lệ giá trị thị trường và giá trị sổ sách (M/B) và hệ số nợ (Lev)) và khác nhau theo năm trong khoảng thời gian nghiên cứụ Như vậy phương pháp này cũng giải quyết được vấn đề của Phương pháp Basu (1995) phương pháp giá trị dồn tích của Givoly và Hayn (2000) và phương pháp dịng tiền của Ball và Shivakumar (2005) đó là chưa tính đến những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp. Công thức (*) và (**) khơng phải là mơ hình hồi quy mà chỉ là cơng thức tính, Khan & Watts (2009) thay 2 công thức β2 và β3 vào công thức (1) của Basu (1997). Khi đó mơ hình hồi quy thể hiện sự bất cân xứng trong ghi nhận thông tin theo Khan & Watts (2009) như sau:
Xit = β0 + β1Dit + (µ1 + µ2Sizeit + µ3Mit/Bit + µ4Levit) Rit + (λ1 + λ2Sizeit + λ3Mit/Bit + λ4Levit) DitRit + (σ1Sizeit + σ2Mit/Bit + σ3Levit + σ4DitSizeit + σ5 Dit Mit/Bit
+ +σ6DitLevit)+ εit (6)
Trong đó:
X là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:
Xit = EPSit/Pit
(EPSit : là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)
i: cơng ty i t: năm tài chính t
β, λ, µ, σ là các hệ số của các biến trong mơ hình. ε: sai số
Tiếp đó, Khan và Watt (2009) dùng mơ hình (6) để tính được các hệ số λ1, 2,3 từ đó thay lại vào cơng thức (**) để tính giá trị C-score cho từng cơng tỵ Khan & Watts (2009) tính giá trị C-score cho từng công ty thuộc mẫu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1963 - 2005 (115.516 quan sát). Để đánh giá hiệu quả của C-Score như một thước đo ước tính dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán hàng năm của từng cơng ty, hai tác giả kiểm tra các tính chất thực nghiệm của nó có phù hợp với dự đốn của thận trọng kế tốn hay khơng và với các dữ liệu được ghi lại trong tài liệu trước đó bằng các phương pháp đo lường nguyên tắc thận trọng kế toán khác. Kết
quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng cho thấy C-score như là một thước đo và có khả năng dự báo về tính kịp thời khơng đối xứng trong tương laị Kết quả cũng cho thấy C-Score dự đoán mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (hệ số kịp thời không đối xứng của Basu) ở tầm nhìn lên tới 3 năm trước. Khả năng dự báo này đúng ngay cả đối với các mẫu của các cơng ty có lợi nhuận dương trong năm dự báo được đưa ra và trong các năm thực hiện trước năm mà mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán được dự báọ Đây là một thuộc tính quan trọng vì khơng thể ước tính được mức độ kịp thời không đối xứng của Basu đối với các mẫu của các cơng ty chỉ có lợi nhuận dương.
Từ tổng quan lý luận, luận án đã đưa ra 5 phương pháp để đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty niêm yết. Dưới đây là tóm tắt các ưu và nhược điểm của các Phương pháp, từ đó đưa ra được Phương pháp đo lường phù hợp nhất với thực tế TTCK Việt Nam hiện nay, đó là phương pháp tính giá trị C-Score (tính hệ số chặn β3 trong mơ hình của Basu cho từng công ty) của Khan và Watts (2009) - phương pháp này dựa trên cơ sở và mở rộng thêm của phương pháp Basu (1995).
Bảng 2.1: So sánh các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty
Ưu điểm Nhược điểm Các nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp Basu (1997) Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất
Không đo lường được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể
Chưa xem xét tới tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mơ hay địn bẩy tài chính
(Sivakumar & Waymire, 2003), (Ruđock, Taylor, & Taylor, 2006), (Lobo & Zhou, 2006), (Zhang, 2008), (LaFond & Watts, 2008) Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với thị trường (Beaver và Ryan, 2000) Dễ dàng tính tốn và lấy số liệu
Có thể đo lường việc thực hiện thận trọng riêng biệt cho từng
Thường có xu hướng ước tính cao hơn và khơng chính xác về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Roychowdhury & Watts, 2007), Qiang (2007), (Pae, 2007)
Ưu điểm Nhược điểm Các nghiên cứu thực nghiệm
doanh nghiệp cho mẫu nghiên cứu
trong kế toán Phương pháp giá trị dồn tích âm (Givoly và Hayn, 2000) Có thể đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể Không phụ thuộc vào thông tin thị trường của doanh nghiệp Đây là Phương pháp đo lường thận trọng khơng có điều kiện
Phương pháp bỏ qua tác động của chi phí khơng liên quan đến tiền (chi phí khấu hao)
Phần giá trị tích lũy của dồn tích phải được tập hợp trong khoảng thời gian dài từ một năm cơ sở cụ thể, gây khó khăn cho việc lựa chọn năm cơ sở cho khoảng thời gian nghiên cứu Chưa xem xét tới tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mơ hay địn bẩy tài chính
(Ahmed & Duellman, 2007); (Klein & Marquardt, 2006), (Beatty, Ke, & Petroni, 2002), (Hille, 2011) Phương pháp dòng tiền (Ball và Shivakumar, 2005) Sử dụng chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đo lường luồng thơng tin tích cực và tiêu cực trên thị trường => có thể đo lường thận trọng cho cả công ty khơng niêm yết
Dịng tiền khơng phải là một biến số đại diện ổn định cho luồng thông tin trên thị trường
Chỉ sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà bỏ qua ảnh hưởng của dòng tiền từ hoạt động không kinh doanh
Chưa xem xét tới tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mơ hay địn bẩy tài chính
(Krishnan, 2007), (Lara, Osma, & Penalva, 2009)
Ưu điểm Nhược điểm Các nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp mở rộng Basu (Khan và Watts, 2009) Là phương pháp mở rộng của Basu, tính được điểm rơi C Score – giá trị của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán cho từng cơng ty Xem xét tới tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mơ hay địn bẩy tài chính
Được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hiện tại
(Affes & Sardouk, 2016); Lê Tuấn Bách (2018), (Khalilov & Osma, 2020)
Nguồn: Thống kê của tác giả