(AACF)
Ball và Shivakumar (2005) đã xem xét sự tương quan giữa giá trị kế tốn dồn tích và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đo lường những dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của doanh nghiệp chưa niêm yết. Phương pháp này có thể đo lường được sự hiện diện của nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nghĩa là đo lường được sự phản ứng của hệ thống kế toán với luồng thơng tin tích cực và tiêu cực của thị trường. Khi đối mặt với thông tin tiêu cực, như các khoản lỗ hay chi phí trích trước (có khả năng làm giảm dịng tiền), phần giá trị dồn tích và dịng tiền mặt sẽ có mối tương quan với nhaụ Họ cho rằng giá trị kế tốn dồn tích chính là phần chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đại diện cho thông tin kinh tế. Theo họ, nguyên tắc thận trọng trong kế toán chỉ ảnh hưởng đến phần dự thu trong thu nhập hoặc phần dự chi trong chi phí hơn là các luồng tiền thành phần từ các hoạt động. Để kiểm tra được sự bất đối xứng từ các khoản trích trước, Ball và Shivakumar đề xuất mơ hình như sau:
Xit = β0 + β1DCFOit + β2CFOit + β3CFOit x DCFOit + vit (5)
Trong đó:
Xit: Giá trị kế tốn dồn tích từ hoạt động kinh doanh của cơng ty i cuối năm t, được tính theo cơng thức sau:
Xit = (∆đầu tư + ∆Phải thu + ∆TSNH khác - ∆Phải trả - ∆Nợ ngắn hạn khác – Chi phí khấu hao)it
Trong đó phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t cho từng cơng ty ị
CFOit: Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh của cơng ty i cuối năm tài chính t, được tính bằng theo cơng thức:
CFOit = Lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và đặc biệt
DCFO là một biến giả có giá trị bằng 1 trong các trường hợp CFO < 0 (âm) và bằng 0 trong các trường hợp CFO >=0.
Trong mơ hình ở trên, β3 cho thấy sự xuất hiện của thận trọng có điều kiện. Giá trị này cũng được dự đốn mang giá trị dương, giá trị càng lớn sẽ thể hiển mối liên hệ cùng chiều giữa dòng tiền và các khoản giá trị kế tốn dồn tích khi tiếp nhận thơng tin tiêu cực.
Mơ hình này nghiên cứu về những dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán dựa vào sự chênh lệch về thời điểm ghi nhận thơng tin tiêu cực và tích cực trong doanh nghiệp giống như Basu (1997), trong đó sử dụng biến giả DCFO để phân biệt hai loại thông tin nàỵ Mơ hình này ra đời sau mơ hình Basu (1997), tuy có một số ưu điểm khắc phục được Basu như mơ hình Basu (1997) sử dụng chỉ tiêu sức sinh lời trên mỗi cổ phiếu làm biến đo lường cho luồng thơng tin tích cực hay tiêu cực trên thị trường, trong khi AACF sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đo lường thận trọng kế toán cho cả các công ty không niêm yết trên sàn chứng khốn (khơng cơng khai thông tin về giá cổ phiếu). Tuy nhiên hạn chế của mơ hình này đó là thứ nhất dịng tiền khơng phải là một biến số đại diện ổn định cho luồng thông tin trên thị trường. Hơn nữa biến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tương quan với các đặc điểm kinh tế như sự tăng trưởng, và các đặc điểm này sẽ chi phối tính ổn định của biến. Thứ hai, mơ hình AACF chỉ sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà bỏ qua ảnh hưởng của dòng tiền từ hoạt động khơng kinh doanh. Chính vì vậy, dù mơ hình có một số ưu điểm hơn so với Phương pháp dồn tích âm của Givoly và Hayn (2000) và Basu (1995) nhưng chưa thực sự phù hợp để đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán