Lý thuyết thông tin bất đối xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)

2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong

2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng

Bên cạnh lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất đối xứng cũng là cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu kinh tế học hiện đại, giải thích được mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên tham gia thị trường. Ý tưởng về hiện tượng bất đối xứng thông tin xuất hiện lần đầu tiên bởi Akerlof (1970) cho rằng: người mua hàng sẽ căn cứ vào thông tin giá cả và các chỉ số kinh tế liên quan được công khai trên thị trường để định giá hàng hóạ Với ví dụ thị trường xe hơi cũ tại Mỹ, Akerlof (1970) đã chỉ ra rằng khi người bán xe biết rất rõ giá trị và tình trạng hiện tại của chiếc xe nhưng người mua khơng có thơng tin xác thực và đầy đủ nên chỉ chấp nhận trả giá thấp hơn trị giá thực của sản phẩm. Với mức giá đó sẽ làm giảm động lực của người bán và họ dần rút khỏi thị trường; hàng hóa lúc này sẽ chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng kém.

(Spence, 1973) dựa vào việc xem xét thông tin các ứng cử viên trong tuyển dụng để cho rằng khi người mua khơng biết chính xác năng lực của sản phẩm thì bên bán cần có những hình thức "phát tín hiệu" như quảng cáo, truyền thơng để làm giảm đi q trình bất đối xứng thơng tin. Ngược lại, Stiglitz (1975) lại đề cập đến tình huống

khi bên mua tự tìm hiểu và xác nhận thơng tin ở một nguồn độc lập khác để đánh giá và "sàng lọc" tình trạng và khả năng của bên bán. Akerlof, Spence và Stiglitz đã trở thành những người tiên phong, đặt nền móng cho lý thuyết thơng tin bất đối xứng vào năm 2001.

Trên thị trường chứng khốn, thơng tin bất cân xứng xuất hiện khi các nhà đầu tư có khả năng tiếp nhận nguồn thơng tin khác nhau về giá trị doanh nghiệp; từ đó dẫn tới sự khác nhau trong các quyết định đầu tư, tài chính. Nói cách khác, khi một bên tham gia giao dịch nắm nhiều thông tin về những đặc tính riêng biệt của sản phẩm, trong khi các bên khác không thể tiếp cận hay bị hạn chế về thông tin sẽ gây ra sự bất cân xứng thông tin.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do khả năng nhận thức và sự quan tâm đến thông tin của các bên là khác nhau, dẫn tới có những nhận định chủ quan khơng giống nhau tới cùng một đối tượng. Bên cạnh đó, bất đối xứng thơng tin cũng có thể xuất hiện khi một bên cố tình che giấu thơng tin nhằm tranh giành lợi thế, hoặc chủ động điều khiển thông tin theo ý chí chủ quan nhằm thao túng lợi thế trên thị trường (Stiglitz, 1975).

Trong khi người mua hàng bị hạn chế về việc tiếp cận cũng như chọn lọc thơng tin chính thống thì người hiểu rõ nhất về giá trị thực sự của hàng hóa lại là nhà cung cấp. Chính vì vậy người bán có xu hướng điều khiển thông tin sản phẩm bằng cách thổi phồng giá trị hay khơng cơng khai tồn bộ thông tin khiến người mua bị bối rối khi đưa ra các quyết định của mình. Theo một số cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam của (Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, & Nguyễn Trọng Hoài, 2005), do điều kiện và quy định về cấp tín dụng và tài sản đảm bảo khi vay, việc thẩm định, xét duyệt cho vay và giám sát thu nợ chưa rõ ràng, minh bạch khiến thông tin giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng vẫn còn độ vênh đáng kể.

Trong những năm gần đây, chủ đề về minh bạch hóa thơng tin cơng bố tài chính để giảm thiểu sự bất cân đối thông tin được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng bởi đây là kẽ hở của các hành vi điều chỉnh hệ thống ghi nhận kế toán trong doanh nghiệp từ các nhà quản lý. Lý thuyết này bổ trợ cho lý thuyết đại diện, trở thành những lý thuyết căn bản nhất trong kinh tế hiện đạị

Vận dụng Lý thuyết bất cân xứng thông tin trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế tốn

Akerlof (1970) cho rằng lý thuyết thơng tin bất đối xứng và lý thuyết đại diện có mối quan hệ mật thiết với nhaụ Trong khi những nhà quản trị công ty trực tiếp điều

hành các hoạt động kinh doanh và nắm giữ các thông tin nội bộ của hệ thống kế tốn, trong khi các cổ đơng lệ thuộc vào nhà quản trị trong việc tiếp nhận thơng tin. Chính vì vậy, những thơng tin mà cổ đơng nắm giữ có thể khơng chính xác. Trên thực tế, không chỉ những cổ đông bị thiếu những thơng tin chính xác, trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chịu sự bất đối xứng về thông tin nàỵ Nhiều trường hợp các công ty niêm yết đã bị khởi tố vì che dấu thơng tin bất lợi để thổi phồng giá cổ phiếu, gây sai lệch thơng tin kế tốn.

Theo Spence (1973), khi công ty áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thể hiện qua việc ghi nhận thơng tin tiêu cực (tăng chi phí, giảm giá trị tài sản, tăng nợ phải trả) nhưng thận trọng không ghi nhận ngay những thơng tin tích cực tương ứng sẽ khiến có những khoản vênh trong việc ghi nhận thơng tin khơng kịp thờị Ví dụ khi công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh khiến cho chi phí khấu hao thời kỳ đầu cao hơn, dẫn tới lợi nhuận thời kỳ đầu thấp hơn so với thời kỳ saụ Như vậy việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng tới thời điểm và giá trị ghi nhận chi phí và thu nhập. Thơng tin này chỉ có nhà quản lý nắm được và có thể sử dụng như một lợi thế trên thị trường so với nhà đầu tư, cổ đơng thiểu số, tổ chức tín dụng cho vay,...Nếu nhà quản lý làm việc với mục tiêu đồng nhất và bảo vệ lợi ích cho các cổ đơng thì họ sẽ khơng cung cấp những thơng tin quan trọng ra bên ngoàị Bởi việc gây bất lợi cho cơng ty có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận được báo cáo, từ đó ảnh hưởng tới thù lao mà họ nhận được (nếu như thù lao trả cho nhà quản lý dựa trên lợi nhuận công ty). Ngược lại với những lợi ích riêng lớn hơn, nhà quản lý có thể có những hành vi điều chỉnh lợi nhuận, không thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán hoặc sử dụng thận trọng theo chủ quan nhằm nắm được thông tin quan trọng cho bản thân. Vì vậy, khi sử dụng nguyên tắc thận trọng kế toán và gắn với nỗ lực quản lý, điều hịa lợi ích đại diện thì có thể làm giảm sự lợi dụng việc bất cân xứng trong thông tin để thỏa thuận với các chủ thể kinh tế khác (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019).

2.3. Các phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Việc đo lường một nguyên tắc trong hệ thống nguyên tắc kế toán là điều khó khăn và chưa thực hiện được hồn tồn, bởi nó u cầu những phán đốn liên quan tới thơng tin tài chính và phi tài chính, cũng như xây xựng một bộ chỉ tiêu trên nhiều khía cạnh. Hiện tại, nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới đang đưa

ra các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn dựa vào một số khía cạnh và dấu hiệu của nguyên tắc thận trọng. Các nghiên cứu về sau bổ sung và dần loại bỏ được những hạn chế của các nghiên cứu trước.

Như vậy, luận án khẳng định các mơ hình đo lường dưới đây là chưa toàn vẹn, và chỉ xem xét được dấu hiệu trên một số khía cạnh của nguyên tắc thận trọng. Có thể chia các mơ hình đo lường thành các nhóm như sau: phương pháp đo lường dựa vào giá trị sổ sách so với giá trị thị trường; phương pháp đo lường dựa vào giá trị dồn tích; phương pháp đo lường dựa vào dịng tiền; phương pháp đo lường dựa vào mơ hình Basu (1997) và phương pháp đo lường Basu mở rộng của Khan và Watts (2009). Dưới đây, luận án trình bày các mơ hình đo lường theo trình tự thời gian để thấy sự cập nhật và điểm mới của từng mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)