4.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
4.1.2. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) của các công ty
công ty theo sàn niêm yết và ngành nghề
Mẫu nghiên cứu ban đầu bao gồm 576 cơng ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đã được thu hẹp cịn 515 cơng ty với đầy đủ số liệu (3080 quan sát). Luận án sử dụng kiểm định so sánh T-test để đánh giá liệu có sự khác biệt về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) giữa hai thị trường niêm yết khơng. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng dưới cho thấy kiểm định T test khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa sig = 0,712>0,05. Điều này cho thấy rằng khơng có sự khác biệt về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng ty niêm yết trên hai sàn chứng khốn HNX và HOSẸ Nói cách khác, việc niêm yết trên thị trường nào sẽ không ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch tốn của các cơng ty bởi mặc dù có sự khác biệt về quản lý và điều hành nhưng khuôn khổ pháp lý và giám sát chung của hai thị trường là tương đối đồng đềụ
Bảng 4.2. Kiểm định T test so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết ở hai Sở giao dịch chứng khoán
Levene test T test
F Sig T Sig (2- tailed) Mean Difference Std.Error Difference Phương sai mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) bằng nhau giữa hai thị trường
3,451 ,061 ,586 ,712 1,391 2,731
Phương sai mức độ thực
hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) khác nhau giữa hai thị trường
,521 ,651 1,391 3,859
Nguồn: Thống kê của tác giả
Theo quan điểm của Alves (2012) cũng như Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), lĩnh vực hoạt động có thể ảnh hưởng tới cơng tác kế tốn, từ đó khiến mức độ thực hiện ngun tắc thận trọng kế tốn của cơng ty có sự khác biệt, và tạo ra cơ hội cho việc điều chỉnh báo cáo tài chính của người quản lý công tỵ Để kiểm chứng lại luận điểm này, đề tài thông qua kiểm định so sánh ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (Cscore) của các công ty giữa các ngành nghề.
Luận án tiến hành chia doanh nghiệp theo từng nhóm ngành cấp 1 theo chuẩn Industry Classification Benchmarking (ICB) mà Dow Jones và FTSE đã xây dựng và ứng dụng trong việc phân loại cho các công ty trên thế giới (chi tiết theo bảng 3.3). Kết quả phân tích như sau:
Bảng 4.3. Kiểm định ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán giữa các ngành
Source of Variation SS MS F Pvalue F
Between groups 4,12634 5,23156 1,32578 0,22932 1,92531 Within groups 1,17211 3,28921
Total 1,08342
Nguồn: Thống kê của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy mức ý nghĩa thống kê của kiểm định ANOVA là 0,22>0,05. Kết quả này cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng ty giữa các ngành là khơng có sự khác biệt. Nói cách khác, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động không phải nhân tố gây ra sự khác biệt trong mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Bảng dưới đây thống kê mô tả chi tiết để thấy rõ hơn mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng theo từng ngành.
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Cscore theo ngành Ngành Số DN Ngành Số DN Số Giá trị CONS quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Dầu khí 31 186 -0,038 0,091 -0,083 1,298 Vật liệu cơ bản 56 336 -0,014 0,079 -0,053 1,585 Công nghiệp 201 1206 -0,027 0,121 -0,028 1,548 Hàng tiêu dùng 47 282 -0,013 0,077 -0,038 2,951 Y tế 20 120 0,001 0,012 -0,043 1,643 Dịch vụ tiêu dùng 93 558 0,193 0,131 -0,025 2,113 Viễn thông 28 168 0,021 0,098 -0,011 2,021 Các dịch vụ hạ tầng 25 140 0,391 0,164 -0,023 2,001 Công nghệ 14 84 -0,027 0,119 -0,002 1,876 Tổng cộng 515 3080 -0,031 0,091 -0,083 2,951
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Giá trị Cscore càng lớn cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng caọ Từ bảng trên có thể thấy điểm rơi thận trọng trung bình của các cơng ty trong ngành dịch vụ hạ tầng là cao nhất (0,391). Điều này tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) mặc dù sử dụng thước đo khác nhaụ Giá trị lớn nhất của Cscore nằm ở ngành hàng tiêu dùng (2,951) và giá trị thấp nhất nằm ở ngành dầu khí (-0,083). Độ lệch chuẩn giá trị Cscore của các doanh nghiệp ngành dịch vụ hạ tầng là lớn nhất thể hiện sự chênh lệch về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các doanh nghiệp ngành này biến thiên khá caọ
Từ đó có thể thấy rằng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các cơng ty phi tài chính trong mẫu nghiên cứu sẽ không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh hay sàn chứng khoán niêm yết (HOSE hay HNX). Nói cách khác, mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán là do yếu tố nội tại của công ty như quản lý điều hành, quản trị công ty hay cấu trúc sở hữụ
4.1.3. Đánh giá sự sai lệch một số khoản mục trong Báo cáo tài chính của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán được đo lường theo phương pháp của Khan và Watts (2009). Đây là phương pháp mở rộng của Basu (1995) sử dụng tốc độ ghi nhận (hay phản ứng) với các luồng thơng tin tích cực (doanh thu) hay tiêu cực (chi phí) trên thị trường để đo lường điểm giá trị của thận trọng trong kế toán. Đặc biệt trong hai loại thận trọng có điều kiện và thận trọng khơng có điều kiện, phương pháp này đặc biệt phù hợp để đo lường thận trọng có điều kiện (được ứng dụng trong các tình huống: trích lập dự phòng tổn thất tài sản như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng đầu tư tài chính, dự phịng nợ phải thu khó địi, đánh giá lại tài sản cố định,...). Nói cách khác việc thực hiện thận trọng trong kế tốn được nói tới trong luận án sẽ thể hiện khía cạnh chênh lệch số liệu báo cáo tài chính trước và sau kiểm tốn, đặc biệt ở việc ghi nhận không đúng doanh thu và chi phí, giá trị tài sản cố định, các khoản nợ phải trả,...
Ghi nhận không đúng doanh thu bao gồm ghi nhận doanh thu sai niên độ kế toán (ghi nhận khi chưa có bằng chứng chắc chắn về việc xảy ra doanh thu) và ghi nhận khống doanh thụ Theo thống kê từ báo cáo của Vietstock (2019), tỷ lệ doanh nghiệp có sai sót về doanh thu chiếm phần lớn trong tổng thể mẫu nghiên cứụ Tỷ lệ doanh nghiệp có sai sót doanh thu năm 2014 là 39,3%; năm 2015 là 43,2%; năm 2016 là 41,6%, năm 2017 là 42%, năm 2018 là 44% và năm 2019 là 46%. Tỷ lệ cơng ty có
sai sót doanh thu cao hơn thực tế ln lớn hơn tỷ lệ cơng ty có sai sót doanh thu thấp hơn thực tế. Nói cách khác các cơng ty thường có xu hướng điều chỉnh ghi tăng doanh thu so với thực tế. Đây là ví dụ của thái độ tiêu cực đối với việc thận trọng trong hạch tốn kế tốn.
Việc ghi nhận khơng đúng chi phí cũng là một dấu hiệu thể hiện việc thực hiện
thận trọng kế tốn như cơng cụ gian lận tài chính. Nếu ghi nhận khơng đúng doanh thu liên quan tới việc ghi sai kỳ hoặc ghi nhận khống thì ghi nhận chi phí đa dạng hơn, ví dụ: xác định sai chi phí dự phịng, ước tính sai chi phí khấu hao,... Chi tiết hơn, khi chi phí thực tế phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong kỳ kế tốn hiện tại nhưng lại được cố tình ghi nhận sang kỳ sau thông qua các thủ thuật như: lựa chọn phương pháp tính khấu hao khiến chi phí khấu hao trong năm thấp hơn mức cần trích lập theo quy định, hoặc trích lập chi phí dự phịng ít hơn mức cần trích lập (đơi khi có những cơng ty khơng trích lập dự phịng). Đây đều là các tình huống sử dụng thận trọng trong kế tốn để ghi nhận sai chi phí. Theo so sánh, tỷ lệ sai sót chi phí gần tương đồng với tỷ lệ sai sót lợi nhuận (và cao hơn nhiều so với tỷ lệ sai sót doanh thu), năm 2014 là 74,4%; năm 2015 là 76,2%; năm 2016 là 77,3%; năm 2017 là 83,5%; năm 2018 là 79,4% và năm 2019 là 74,5%. Kết quả này chứng tỏ các doanh nghiệp thường vận dụng thủ thuật liên quan đến chi phí nhiều hơn do với doanh thu để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Điều này là hợp lý vì phạm vi chi phí khá rộng và có nhiều khoản mục chi phí. (Báo cáo của Vietstock, 2019)
Ngoài ra, các khoản mục tài sản cũng thường bị ghi nhận sai trên báo cáo tài chính. Tỷ lệ ghi chênh lệch giữa báo cáo tài chính chưa kiểm tốn và đã kiểm tốn của khoản mục tài sản, đặc biệt là tài sản cố định là khá cao (năm 2014 là 55,7%; năm 2015 là 32,2%; năm 2016 là 34,5; năm 2017 là 43,5%; năm 2018 là 47,9% và năm 2019 là 33,4%. Một trong những lý do của sự sai sót này là việc ghi nhận sai giá trị TSCĐ hữu hình khi mua hoặc xây dựng cơ bản hoàn thành, hoặc việc ước tính chi phí khấu hao khơng phù hợp với thực tế sử dụng tài sản đó. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng dùng một số thủ thuật liên quan đến vốn hóa khoản chi phí làm tăng giá trị tài sản (với mục đich làm dịch chuyển chi phí trong kỳ vào các kỳ sau để làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ này)
Ghi nhận sai các khoản nợ phải trả thể hiện ở việc trì hỗn ghi nhận nợ ngắn hạn
trong năm tài chính sau đó ghi nhận vào năm tiếp theo (ví dụ như hóa đơn mua hàng được lập trong năm nhưng được chuyển ghi nhận vào đầu năm tiếp theo; hoặc trì hỗn cũng như trích ít hơn mức cần trích các khoản chi phí dự phịng. Thủ thuật này đồng thời cũng
sẽ làm giảm chi phí trong năm, điều chỉnh lại lợi nhuận trên báo cáo tài chính của năm đó. Trong đó, tỷ lệ sai sót khoản nợ phải trả năm 2014 là 45,6%; năm 2015 là 47,9%; năm 2016 là 48,7%; năm 2017 là 49%; năm 2018 là 46,7% và năm 2019 là 45%. Như vậy có thể thế giá trị ghi nhận sai tổng các khoản nợ khá cao, trong đó tỷ lệ sai sót về nợ ngắn hạn cao hơn sai sót về nợ dài hạn. Tóm lại, việc ghi nhận sai các khoản nợ phải trả này sẽ khiến hình ảnh cơng ty tốt hơn khi giảm thiểu tình trạng khó khăn tài chính hoặc giảm chi phí để khiến lợi nhuận trong báo cáo tăng lên. Đây cũng là một tình huống ứng dụng thận trọng trong kế tốn như một cơng cụ để điều chỉnh lợi nhuận như trong phần lý thuyết đã nhắc tớị