Mơ hình Basu (1997) là một trong những phương pháp đầu tiên đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Phương pháp này tập trung vào khía cạnh giá trị thu nhập sẽ phản ảnh thơng tin tiêu cực nhanh hơn thơng tin tích cực, hay cịn gọi là tính bất cân xứng trong thời gian ghi nhận thông tin. Basu (1997) là nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng khía cạnh này để đo lường, và tính bất cân xứng này càng lớn thì dấu hiệu thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng caọ Nói cách khác, nếu khoản lợi nhuận trên sổ sách kế tốn có sự thay đổi ngay lập tức khi nhận thông tin tiêu cực như các khoản lỗ hay hao tổn thì doanh nghiệp đang thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán; ngược lại nếu lợi nhuận thay đổi khi nhận thơng tin tích cực như doanh thu hay thu nhập khi chưa có bằng chứng xác đáng cho các khoản mục này xảy ra thì những dấu hiệu cho việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế tốn cịn thấp.
Basu sử dụng sức sinh lời thị trường của cổ phiếu để đánh giá luồng thơng tin tích cực hay tiêu cực bởi sự thay đổi giá cổ phiếu là tiêu chuẩn để đánh giá tin tức thu thập từ thị trường một cách kịp thời nhất. Một doanh nghiệp được coi là đang nhận thơng tin tích cực nếu Rit >0 (giá cổ phiếu trên thị trường cuối năm cao hơn đầu năm), ngược lại thông tin tiêu cực (giá cổ phiếu trên thị trường cuối năm nhỏ hơn đầu năm) nếu Rit<0. Việc xem xét sự ảnh hưởng của luồng thông tin này lên khoản lợi nhuận của công ty (đo lường bằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu chia cho giá trị cổ phiếu đầu năm của công ty) sẽ ước lượng được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng tỵ
Dit là biến giả được sử dụng trong mơ hình, có giá trị bằng 1 trong trường hợp cơng ty đối mặt với thơng tin xấu, có giá trị bằng 0 trong trường hợp đối mặt với thơng
tin tích cực. Vì vậy hệ số độ dốc và hệ số chặn sẽ khác nhau giữa hai trường hợp trên. Nói các khác, khi đối mặt với thông tin tiêu cực (Dit = 1), hệ số góc của mơ hình sẽ là β0 + β1. Khi đối mặt với thơng tin tích cực (Dit =0), hệ số góc của mơ hình là β0. Những hệ số góc này thể hiện mức độ khác biệt trong việc đối mặt và ghi nhận thông tin tiêu cực và tích cực vào giá trị lợi nhuận của cơng tỵ
Bên cạnh đó, hệ số chặn β2 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thơng tin tích cực và hệ số chặn β2 + β3 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tiêu cực. Như vậy hệ số chặn β3 sẽ đo lường sự khác biệt trong việc tiếp nhận thơng tin tích cực và tiêu cực. Hệ số này càng cao thể hiện dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế tốn của cơng ty được đánh giá càng caọ
Xit = β0 + β1Dit + β2Rit + β3 Dit Rit +µit (1) Trong đó:
Xit là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:
Xit = EPSit/Pit
(EPSit : là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)
i: công ty i t: năm tài chính t
βi (i=0,1,2,3) là các hệ số của các biến trong mơ hình.
Rit: Sức sinh lời thực tế của cổ phiếu, được tính bằng sự thay đổi giá cổ phiếu trong năm chia cho giá cổ phiếu đầu năm
Dit: Biến giả nhận giá trị 1 khi tỷ lệ lợi nhuận thực tế âm, và nhận giá trị 0 khi tỷ lệ này dương.
Trong thực tế nghiên cứu, mơ hình Basu là mơ hình đo lường nguyên tắc thận trọng kế toán được áp dụng rộng rãi nhất (Ryan, 2006). Grambovas, Giner và Christodoulou (2006) áp dụng mơ hình Basu để đo lường dấu hiệu nguyên tắc thận trọng của các công ty trên thị trường Mỹ và châu Âụ Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt lớn trong dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng trong ghi nhận kế toán của hai thị trường nàỵ Ball, Robin và Sadka (2008) sử dụng Basu để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguồn huy động vốn tới mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng trong hệ
thống kế toán. Kết quả cho thấy với doanh nghiệp chú trọng vào huy động vốn qua thị trường nợ (hay chủ yếu sử dụng các công cụ nợ để huy động vốn) sẽ quan tâm và có xu hướng nâng cao mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng trong các báo cáo tài chính của mình so với những công ty hay sử dụng nguồn vốn chủ sở hữụ
Trong vịng 9 năm sau khi mơ hình này ra đời thì đây là thước đo được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết, khiến cho phương pháp đo lường này càng được tin dùng. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp là thứ nhất không đo lường được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể. Nghĩa là với mơ hình này sẽ chỉ đưa ra dự đoán mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn tổng thể cho tồn bộ mẫu, chứ chưa tính được điểm thận trọng cho từng doanh nghiệp. Điều này khiến cho các nghiên cứu muốn so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng giữa các doanh nghiệp với nhau gặp khó khăn. Thứ hai, phương pháp này chưa tính tới những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mơ hay địn bẩy tài chính,… Vì vậy các nhà nghiên cứu sau đã cố gắng hồn thiện phương pháp này, trong đó nổi bật là nghiên cứu của Khan & Watts (2009) sẽ được trình bày ở phần saụ