Mức độ thể hiện nguyên tắc thận trọng có liên quan chặt chẽ tới chất lượng thông tin kế tốn, từ đó liên quan tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích (nghĩa là mọi giao dịch kinh tế về được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không quan tâm tới thời điểm thực tế thu hay chi tiền). Nói cách khác kế tốn dồn tích quan tâm tới cách thức và thời gian doanh thu và chi phí được ghi nhận. Tuy nhiên nhà quản trị có thể lợi dụng những lựa chọn linh hoạt trong các chính sách và Phương pháp kế toán để thay đổi cách thức và thời gian ghi nhận những khoản mục nàỵ Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo kế toán dồn tích trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ sử dụng kế tốn cơ sở tiền. Vì vậy chênh lệch phát sinh giữa dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và giá trị lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh là phần lợi nhuận không bằng tiền, hay được gọi là phần giá trị dồn tích. Nhiều quan
điểm cho rằng dịng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh được nên các nhà quản lý có thể đo lường các khoản dồn tích và điều chỉnh các khoản này, như một cách thức để điều chỉnh và làm thay đổi lợi nhuận. Có nhiều nhà khoa học đưa ra các cách thức để tính giá trị dồn tích, tuy nhiên phương pháp của Givoly và Hayn (2000) được cho là dễ hiểu và dễ sử dụng nhất.
Givoly và Hayn (2000) cho rằng tổng giá trị dồn tích gồm các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (OA) và các khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh (NA). Nghiên cứu tính tổng cộng các khoản dồn tích (TA) lợi nhuận sau thuế trước những thay đổi của vốn lưu động trừ đi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (OA) được tính từ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán (sự tăng giảm hàng tồn kho cộng với sự tăng giảm khoản phải thu khách hàng, cộng với sự tăng giảm những tài sản ngắn hạn khác trừ đi sự tăng giảm phải trả người bán và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác). Dồn tích từ hoạt động kinh doanh cịn được coi là phần dồn tích khơng thể điều chỉnh được (những khoản thực hiện đúng theo nguyên tắc kế toán). Đây là những giá trị dồn tích từ những khoản mục tuân thủ nguyên tắc kế toán đã xuất hiện hoặc sẽ bị triệt tiêu một cách tự nhiên phụ thuộc vào đặc tính chu kỳ kinh doanh. Phần cịn lại dồn tích từ hoạt động khơng kinh doanh là khoản có thể điều chỉnh được, và có thể được sử dụng để đo mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Hơn nữa, họ cho rằng việc ghi nhận thấp hơn giá trị sổ sách của tài sản và thu nhập ròng là thể hiện việc thực hiện thận trọng trong kế toán, tuy nhiên việc ghi nhận này sẽ khiến hình thành các khoản dồn tích âm tăng dần. Đây được gọi là phương pháp dồn tích âm (đo lường bằng tổng giá trị lũy kế của phần dồn tích từ hoạt động không kinh doanh).
Lý do đằng sau việc sử dụng các khoản dồn tích âm như một thước đo cho dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng trong kế tốn là bởi việc trì hỗn ghi nhận thu nhập và đẩy nhanh việc ghi nhận chi phí thơng qua cơ chế trì hỗn lại và đẩy nhanh mức lỗ, mức dồn tích từ hoạt động không kinh doanh ngày càng trở nên âm. Givoly và Hayn (2000) đã dùng 896 công ty để chứng minh giá trị dồn tích từ hoạt động khơng kinh doanh từ năm 1965 đến 1998 gia tăng đáng kể. Họ cũng nhận thấy rằng trong cùng một kỳ, giá trị dồn tính từ hoạt động kinh doanh của 896 cơng ty này cũng tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng trong các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (tăng dương) không đủ lớn bù đắp được phần tăng âm của khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh, khiến cho tổng giá trị dồn tích giảm đị Givoly và Hayn (2000)
cho rằng xu hướng gia tăng các khoản dồn tích âm (từ hoạt động không kinh doanh) là biểu hiện của việc dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tăng cao, và đã được minh chứng trong các công ty từ năm 1965 đến 1998.
Cơng thức tính tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao) và phần dồn tích từ hoạt động kinh doanh, phần dồn tích từ hoạt động không kinh doanh của công ty i trong năm t theo Givoly và Hayn (2000) như sau:
NA = TA - OA (4)
TA = NI + Depre – CFO
OA = ∆ Phải thu + ∆ Hàng tồn kho + ∆ Chi phí trả trước - ∆ Phải trả - ∆ Thuế phải nộp
Trong đó:
NA: giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt động khơng kinh doanh TA: tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao)
OA: giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt động kinh doanh Depreciation: Chi phí khấu hao tài sản cố định
CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t
Phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t
Ưu điểm của mơ hình đo lường theo phương pháp dồn tích âm của Givoly và Hayn (2000) là có thể đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể trong mẫu nghiên cứụ Do không yêu cầu hay phụ thuộc vào các thông tin thị trường của doanh nghiệp nên phương pháp này có thể áp dụng cho các cơng ty tư nhân hoặc các công ty chưa niêm yết. Đây là phương pháp đo lường loại nguyên tắc thận trọng khơng có điều kiện (không bị ảnh hưởng bởi luồng thuông tin kinh tế). Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là thứ nhất, mơ hình này bỏ qua tác động của chi phí khấu hao (chi phí khơng liên quan đến tiền). Trong khi việc ghi nhận và lựa chọn phương pháp tính khấu hao thể là một ví dụ thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Thứ hai, phần giá trị tích lũy của phần dồn tích phải được tập hợp trong khoảng thời gian
dài từ một năm cơ sở cụ thể. Mà việc lựa chọn năm cơ sở cho khoảng thời gian nghiên cứu không thể đồng nhất được hết cho tất cả các doanh nghiệp, việc này gây hạn chế về mặt số liệụ
Nhằm khắc phục nhược điểm của mơ hình này, Ahmed và Duellman (2007) đã phát triển để tính trung bình trượt tổng giá trị dồn tích trong 3 năm quanh thời điểm t để tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán trong năm t. Như vậy phương pháp này không dựa trên giá trị dồn tích từ hoạt động khơng phải kinh doanh mà là một thước đo giá trị kế tốn dồn tích trung bình theo thời kỳ. Đây cũng là một điểm mạnh của mơ hình. Tuy vậy Phương pháp này chưa tính tới những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp như địn bảy tài chính, quy mơ doanh nghiệp… vì vậy phương pháp này chưa thực sự trọn vẹn để áp dụng tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng.