Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 32 - 33)

1.1. Khái quát về Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO

1.1.2.2. Quá trình phát triển

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư ở Doha năm 2001, các bộ trưởng nhất trí rằng các cuộc đàm phán liên quan đến nội dung về thuận lợi hĩa thương mại sẽ được tiến hành sau Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm tại Cancun vào năm 2003. Nhiệm vụ này được gia hạn vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 khi Đại hội đồng quyết định bằng sự nhất trí rõ ràng đối với bắt đầu đàm phán trên cơ sở các phương thức đã được các thành viên WTO nhất trí. Các thành viên nhất trí rằng các cuộc đàm phán “sẽ nhằm làm rõ và cải thiện các khía cạnh liên quan của các Điều V, VIII và

X của GATT 1994 nhằm thúc đẩy hơn nữa việc vận chuyển, giải phĩng và thơng quan hàng hĩa, bao gồm cả hàng hĩa quá cảnh”. Các cuộc đàm phán cũng nhằm

“tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực trong lĩnh vực này” và xây dựng “các điều khoản để hợp tác hiệu quả giữa hải quan hoặc bất kỳ cơ quan

thuận lợi thương mại và các vấn đề tuân thủ hải quan”. Các thành viên cũng nhất trí

thêm về các cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển và kém phát triển (WTO 2003).

Ngày 12 tháng 10 năm 2004, Ủy ban Đàm phán Thương mại đã thành lập Nhĩm Đàm phán về Tạo thuận lợi Thương mại. Hàng trăm đề xuất của các quốc gia thành viên WTO, với tư cách riêng lẻ hoặc thơng qua các nhĩm hoặc liên minh, đã được đệ trình để Nhĩm Đàm phán xem xét (WCO 2014).

Tại cuộc họp đầu tiên, Nhĩm Đàm phán đã nhất trí mời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), UNCTAD, Tổ chức Hải quan Thế giới và Ngân hàng Thế giới tham dự trên cơ sở đột xuất.

Hai lĩnh vực rõ ràng đã được thiết lập trong việc tổ chức các cuộc đàm phán. Phần I đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật của hiệp định và giải thích chi tiết những cải tiến cần thiết để cĩ một hiệp định hiệu quả. Phần II cung cấp cơ sở cho các đãi ngộ đặc biệt cũng như hỗ trợ kỹ thuật và năng lực cần thiết để thực hiện các nội dung của hiệp định, dành cho một số trường hợp cĩ thời hạn và thời gian biểu cụ thể.

Các đề xuất tiếp tục được hồn thiện cho đến khi các bộ trưởng kết thúc các cuộc đàm phán về thuận lợi hố thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng Bali vào tháng 12 năm 2013. Việc xem xét pháp lý đã được các quốc gia thành viên hồn thành vào tháng 7 năm 2014 và các quốc gia đã bắt đầu gửi thơng báo về các cam kết được phân loại vào Nhĩm A. Vào ngày 27/11/2014, các thành viên đã thơng qua Nghị định thư sửa đổi để đưa Hiệp định mới vào khuơn khổ pháp lý hiện hành của WTO (WCO 2014).

Vào ngày 22/02/2017, TFA chính thức cĩ hiệu lực, sau khi được thơng qua và chấp thuận bởi 2/3 các quốc gia thành viên WTO.

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w