Thu hút hỗ trợ tài chính từ các nguồn đầu tư tư nhân

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 115 - 116)

3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của Việt Nam trong việc

3.2.6. Thu hút hỗ trợ tài chính từ các nguồn đầu tư tư nhân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế cịn tồn tại của Việt Nam trong việc thực thi TFA là các vướng mắc liên quan đến tài chính, cụ thể là chi phí dành cho việc thực thi các cam kết trong TFA. Các chi phí trong việc thực thi TFA sẽ gây ra gánh nặng về tài chính cho ngân sách nhà nước, đồng thời ngân sách cũng chưa được ưu tiên tập trung phân bổ cho mục tiêu thực thi hiệp định. Để giải quyết phần nào nguyên nhân dẫn tới hạn chế kể trên, giải pháp này được đề xuất với mục tiêu thu hút, kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nguồn đầu tư tư nhân, bao gồm cả trong nước và nước ngồi.

Đối với nội dung của giải pháp, để vận dụng sự tham gia của nền kinh tế tư nhân trong việc thực thi hiệp định, cần thực hiện những cơng việc sau:

- Thành lập, lên kế hoạch, ban hành các chính sách, đề án kêu gọi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước và ngồi nước. Lên kế hoạch chi tiết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đầu tư xây dựng, lắp đặt để ban hành các gĩi thầu, dự án thu hút vốn FDI.

- Song song cùng với việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức về TFA cho doanh nghiệp thơng qua các hội chợ, hội thảo, kết hợp việc tuyên truyền, thu hút, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tham gia, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và ngồi nước.

- Ban hành các chính sách đem lại lợi ích, ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho mục tiêu thực thi TFA.

Đối với việc triển khai thực hiện giải pháp hướng tới mục tiêu thu hút vốn đầu tư tư nhân, các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cấp trung ương, cụ thể là Chính phủ và Quốc hội, sẽ tiến hành triển khai các nhiệm vụ liên quan đến việc thiết lập, xây dựng và ban hành các chính sách. Trên cơ sở các chính sách được ban hành, các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền cấp địa phương sẽ tiến hành triển khai và thực thi.

Điều kiện để thực hiện hiệu quả giải pháp này cần cĩ sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và chính phủ Việt Nam. Nhà nước cần cĩ tầm nhìn, chính sách kịp thời về việc khuyến khích sự tham gia của nền kinh tế tư nhân vào việc thực thi hiệp định, để cĩ thể tận dụng tối đa nguồn lực này, theo đĩ thực thi hiệp định theo đúng kế hoạch đặt ra và đạt được những thành tựu đáng kể. Xét thấy hiện nay việc thực thi hiệp định đang dần chậm lại và chưa cĩ được sự quan tâm đúng mức từ nhà nước, cần cĩ sự thay đổi về mức độ chú ý của nhà nước đối với TFA để thực hiện được biện pháp này.

Trong trường hợp giải pháp này được thực thi hiệu quả, Việt Nam khơng chỉ thu được lợi ích về mặt phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc thực thi TFA, tiết kiệm được ngân sách nhà nước, mà cịn cĩ được những lợi ích về mặt kinh tế khi thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi. Việc nhận được tham gia hỗ trợ từ nền kinh tế tư nhân sẽ làm tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam, cũng như cĩ được các lợi ích về việc cắt giảm chi phí trong thực thi TFA, bổ trợ cho Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết tại hiệp định.

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w