Các nước kém phát triển

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 45 - 47)

1.3. Kinh nghiệm thực thi Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO tạ

1.3.3. Các nước kém phát triển

Lào

Hiện nay, mức độ thực thi TFA của Lào đang ở 32,8%.

Trước khi thơng qua TFA, ngay khi Hiệp định này đang nằm trong vịng đàm phán giữa các quốc gia, Lào đã coi thuận lợi hố thương mại là một mục tiêu tiên quyết của quốc gia. Theo đĩ, Lào đã thiết lập một Kế hoạch Chiến lược Thuận lợi hố thương mại, theo đĩ quy định 6 biện pháp chiến lược bao gồm: phổ biến mục tiêu triển khai các biện pháp thuận lợi thương mại trong các bộ ngành, đơn giản hĩa, hài hịa hĩa và hiện đại hĩa các thủ tục thương mại và hải quan, thực thi các cam kết trong khuơn khổ WTO, ASEAN và GMS; phát triển tiềm năng của các nền kinh tế tư nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị; và thiết lập cơ quan quốc gia về tạo thuận lợi thương mại (WTO 2015 (b)).

Trong việc thực thi các cam kết trong TFA, Lào đã xây dựng và thiết lập một Hành lang thuận lợi hố thương mại tồn diện (2017-2022), trong đĩ ghi nhận mục tiêu hồn thành các cam kết trong TFA đúng hạn, giảm thiểu thời gian hồn thành các thủ tục xuống cịn 50% và giảm số tài liệu yêu cầu trong xuất nhập khẩu xuống cịn 30% (Mohapatra 2021).

Chính sự ưu tiên vượt bậc cho thuận lợi hố thương mại đã giúp Lào thành cơng trong việc thu hút các chương trình hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế.

Campuchia

Đối với việc thực thi TFA, tính đến tháng 3 năm 2022, Campuchia đã thực thi được 93,7% các quy định tại TFA.

Chính phủ Campuchia đã ghi nhận thuận lợi hố thương mại là một trong những mục tiêu cần được ưu tiên phát triển hàng đầu ở mọi khía cạnh, ngành nghề. Việc tiến hành các biện pháp hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại tại Campuchia được đánh giá đang cĩ những bước tiến phát triển đáng ghi nhận. Các lĩnh vực được ghi nhận cĩ sự cải thiện đáng kể bao gồm việc thiết lập và áp dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại vào các dịch vụ liên quan đến thương mại, bao gồm quản lý rủi ro hải quan, tự động hĩa thủ tục, hệ thống một cửa quốc gia, cũng như cổng thơng tin điện tử quốc gia (WB, 2018).

Với việc nhận được các hỗ trợ về mặt tài chính và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ các nhà tài trợ, Campuchia đã thực hiện triển khai các biện pháp hướng đến giảm chi phí thương mại, bao gồm xây dựng chiến lược thương mại phối hợp, điều chỉnh luật và quy định để đảm bảo thực thi hiệu quả, cải thiện cơ sở vật chất trong vận tải và logistics, và cải cách trong hải quan như thực hiện quản lý rủi ro. Campuchia ghi nhận 62% các quy định của TFA ở nhĩm A, và đã triển khai thực hiện ngay sau khi hiệp định cĩ hiệu lực. (Shrestha, 2021)

Myanmar

Hiện nay, tỷ lệ hồn thành việc triển khai các cam kết trong TFA của Myanmar là 5,5%.

Được coi là một quốc gia kém phát triển, tuy nhiên so với các quốc gia đồng cấp khác như Lào và Campuchia, tỷ lệ triển khai các cam kết của Myanmar tại TFA lại thấp hơn ở mức đáng kể. Kế hoạch thực thi các cam kết cịn lại của Myanmar hiện nằm trong một khoảng thời gian dài, dự kiến đến tháng 12/2025. Một số các cam kết khác cịn chưa được đánh giá để xác định thời hạn thực thi.

Myanmar đã thực hiện các biện pháp để tăng cường thuận lợi hố thương mại trong khuơn khổ TFA nĩi riêng, cũng như vì mục đích cải thiện thương mại quốc tế nĩi chung. Myanmar đã cải thiện tính hiệu quả của các thủ tục hải quan thơng qua việc thiết lập Hệ thống thơng quan hàng hĩa tự động. Ngồi ra, Myanmar cịn tiến hành thiết lập Ủy ban quốc gia về thuận lợi hố thương mại (Ha, D.T.T, 2021(a)).

Tuy nhiên, các nỗ lực của Myanmar trong việc cải thiện hiệu quả giao thương quốc tế, cũng như các hoạt động thúc đẩy tạo thuận lợi cho thương mại và thực thi TFA cĩ thể bị đẩy lùi hoặc trì hỗn do tình hình chính trị bất ổn của nước này. Nền kinh tế của Myanmar vốn đã chưa phát triển mạnh mẽ, cùng với ảnh hưởng của bất ổn chính trị, cĩ tiềm năng gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến quốc gia này và khả năng tham gia vào thị trường thương mại quốc tế của Myanmar trên thế giới. Ngồi ra, các trở ngại về tình hình quốc gia cĩ thể đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà đầu tư và thương nhân nước ngồi, dẫn đến sự e ngại khi tham gia vào thị trường (TPRB 2021).

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w