Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 120 - 122)

3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của Việt Nam trong việc

3.2.9. Cải cách thủ tục hành chính

Trên cơ sở mục tiêu chính của TFA là rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục thương mại, đặc biệt là thủ tục hải quan, cũng như trên cơ sở định hướng của Việt Nam trong việc thực thi TFA đặt ra vấn đề cần phải nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, giải pháp được đề xuất nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngồi thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính ở Việt Nam khi hoạt động thương mại.

Liên quan đến nội dung của giải pháp, để tăng cường hiệu quả của các thủ tục hành chính, các biện pháp cần được thực thi bao gồm:

- Tăng cường xây dựng thực hiện hiện đại hĩa các thủ tục hành chính thơng qua việc đầu tư ngân sách vào nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật ổn định ở mức độ cao để phục vụ doanh nghiệp với tốc độ nhanh nhất.

- Nâng cao đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, các cán bộ cĩ trình độ cao để thích ứng với việc áp dụng, sử dụng cơng nghệ thơng tin trong thủ tục hành chính, từ đĩ nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian trong việc xử lý thủ tục.

- Tăng cường rà sốt, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện thủ tục hành chính, trình độ của cán bộ chun ngành, tích cực tiếp thu phản ánh của người dân để cải thiện chất lượng thực hiện thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh cải thiện thủ tục hành chính theo hướng điện tử hĩa, loại bỏ các yêu cầu, thủ tục hành chính thực hiện thơng qua tài liệu giấy, minh bạch hĩa cơng khai, thuận tiện và thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Liên quan đến chủ thể thực hiện, đối với bước đưa ra các chỉ đạo, chính sách, chương trình thực hiện nâng cấp, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính, cũng như bổ sung, phân bổ ngân sách để thực hiện các chính sách, chỉ đạo cần cĩ sự tham gia của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền ở cả trung ương và địa phương. Việc thực hiện theo các chính sách, chỉ đạo nĩi trên để tiến hành các nhiệm vụ nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cơng nghệ thơng tin để cải thiện hệ thống thủ tục hành chính sẽ được thực hiện bởi các cơ quan cĩ liên quan, hoặc trên cơ sở nội dung chỉ đạo, chính sách để giao cho các doanh nghiệp tư nhân thực hiện thơng qua đấu thầu.

Về điều kiện thực hiện, cần phải cĩ sự chủ động và tập trung của các cơ quan cĩ thẩm quyền liên quan. Hiện nay, việc chú trọng cải thiện chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cũng như đơn giản hĩa, hiện đại hĩa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đã và đang là mục tiêu của các cơ quan cĩ thẩm quyền cấp trung ương. Nhà nước đã và đang dành một phần ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu này, để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân.

Về kết quả dự kiến, việc cải thiện chất lượng thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hĩa, hiện đại hĩa và minh bạch hĩa sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc thực hiện các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, cũng như tại các quốc gia khác trên thế giới sẽ cĩ xu hướng tham gia thương mại nhiều hơn khi các thủ tục hành chính đã được đơn giản hĩa. Theo đĩ, Việt Nam sẽ cĩ cơ hội hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các doanh nghiệp tăng tham gia hoạt động thương mại này.

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w