V: Tổng lợi nhuận của mỏ;
Q: Giá bán buôn sản phẩm theo năm;
g: Giá thành sản phẩm của khối đánh giá theo năm;
a,b,c: Tương ứng là hệ số tổn thất khoáng sản khi khai thác, tuyển, luyện. + Công thức của T.S.Khatraturov
1 (1 )T T t H H R S E E (1.10) Trong đó:
R: Địa tơ cấp sai trung bình năm; EH: Tiêu chuẩn hiệu quả vốn đầu tư; T: Năm kết thúc khai thác tài nguyên; t: Thời gian bắt đầu tính lợi nhuận.
Các phương pháp nói trên rất đa dạng có thể được xây dựng cho các loại khống sản nói chung hoặc chỉ phù hợp với một số quặng kim loại cụ thể. Mỗi phương pháp nghiêng về một mục tiêu đánh giá khác nhau có thể là đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh tế của mỏ, đánh giá hiệu quả đầu tư khai thác mỏ, ....
Bên cạnh đó, một số cơng trình đề cập cụ thể hơn về đánh giá giá trị tài nguyên than bằng việc đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên than và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng cũng như ý nghĩa quan trọng của mỗi chỉ tiêu đối với mục tiêu quản trị tài nguyên than. Điển hình là hai cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Tiến Chỉnh [7], [8].
Theo tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh, để quản lý tài nguyên khoáng sản trước hết phải tiến hành đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản, phải xác định các chỉ tiêu giá trị tài nguyên khoáng sản bằng tiền để quản lý. Ngoài những vấn đề chung về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, nội dung cơ bản về tổn thất và các nguyên nhân gây ra tổn thất than, tác giả đã hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh
( ). . .
giá giá trị TNKS. Trong đó, 2 chỉ tiêu cốt lõi là giá trị tự nhiên của mỏ và tô mỏ. Sơ đồ phân chia giá trị thu nhập giữa chủ sở hữu tài nguyên và nhà đầu tư trong cơng trình nghiên cứu cho phép hiểu một cách rất rõ về bản chất của chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ, tô mỏ, tô mỏ chênh lệch. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề quản trị tổn thất than vì đó là cơ sở để xác định thuế tài nguyên đối với các mỏ than, xác lập cơ chế giao tài nguyên khoáng sản cho các mỏ quản lý, cho thuê mỏ hoặc bán mỏ. Điều này sẽ khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả, tận thu và giảm tối đa tỉ lệ tổn thất tài nguyên than. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cịn có thể áp dụng trong việc xác định giá trị tổn thất tài ngun khống sản, từ các góc độ khác nhau của nền kinh tế, của nhà đầu tư hay của chủ sở hữu - đây chính là nội dung quan trọng khi nghiên cứu về các giải pháp kinh tế khuyến khích giảm tổn thất tài ngun than.
Nhìn chung, cơng trình [7], [8] có nhiều nội dung quan trọng có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp xác định giá trị tài nguyên than đề xuất trong các cơng trình nói trên được tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than với định hướng: có ràng buộc chặt chẽ về pháp lý khi các tổ chức, cá nhân khai thác để tổn thất tài nguyên khoáng sản trên mức cho phép; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản.
Ở một góc độ khác, Tơn Thu Hương và cộng sự [19] đã xác định giá trị kinh tế của một tấn than đối với nền kinh tế. Giá trị này có ý nghĩa khi so sánh với chi phí khai thác một tấn than để đưa ra quyết định khai thác tận thu than với nguyên tắc là chỉ để lại phần than có chi phí khai thác cao hơn giá trị kinh tế mà chúng đem lại cho nền kinh tế nếu khai thác được. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của một tấn than được đề cập rất chi tiết với những lập luận cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gặp nhất nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu để tính tốn. Chính vì vậy, khi sử dụng ý tưởng này để xác định giá trị kinh tế của một tấn than cần có sự điều chỉnh hợp lý trong việc thu thập số liệu và tính tốn sao cho kết quả tính tốn có thể ở mức độ chấp nhận được.
1.1.3. Một số cơng trình khác có liên quan
1.1.3.1. Cơng trình nghiên cứu về quản trị tài nguyên than
Quản trị tài nguyên khoáng sản là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, một số cơng trình nghiên cứu về quản trị tài ngun khống sản nói chung, quản trị tài ngun than nói riêng mang tính chất định hướng là chủ yếu.
Tác giả Lại Hồng Thanh [27] cho rằng: Mục tiêu cụ thể của quản lý khoáng sản là nắm chắc, nắm đầy đủ thông tin về khoáng sản (chất lượng, trữ lượng, sản lượng….) trong khai thác để thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định để phân chia hài hịa lợi ích thu được từ khoáng sản. Tác giả cũng chỉ ra những bất cập chủ yếu trong công tác quản trị tài nguyên của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài ngun khống sản từ cơng tác lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch khống sản; cơng tác cấp phép hoạt động khống sản; cơng tác thanh kiểm tra….. Tuy nhiên, các giải pháp đã nêu chỉ mang tính định hướng mà chưa có những đề xuất cụ thể.
Một số cơng trình nghiên cứu [1], [17], [31] đề cập đến công tác quản trị tài nguyên than của một hoặc một số công ty than vùng Quảng Ninh với những đề xuất nhằm nâng cao công tác quản trị tài nguyên than của công ty. Mặc dù những đề xuất đưa ra chưa được giải quyết một cách cụ thể nhưng quan điểm của các tác giả có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than. Trong đó có quan điểm điển hình như sau: “Có thể nói, giải pháp quan
trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả quản trị tài ngun khống sản chính là giải pháp về con người”[31].
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về quản trị tài nguyên than phục vụ công nghệ khí hóa than ngầm, tác giả Nguyễn Thành Sơn [30] đã đưa ra các tiêu chuẩn phân loại tài nguyên than đối với khí hóa than ngầm, trong đó có 2 tiêu chuẩn chịu sự ràng buộc của yếu tố kinh tế là: độ sâu chứa than và lượng tài nguyên than (phải đảm bảo có lãi). Điều này cho thấy, để giảm tổn thất than trong khai thác, yếu tố công nghệ là quan trọng nhưng không thể thiếu yếu tố kinh tế.
Kết quả nghiên cứu nói trên của các tác giả là ý tưởng quan trọng đối với luận án, cho phép nghĩ đến ý tưởng về giải pháp kinh tế nhằm giải quyết hài hịa mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội giữa các đối tượng thụ hưởng liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản là Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động.
1.1.3.2. Cơng trình nghiên cứu về văn bản pháp luật liên quan đến quản trị tài ngun và tổn thất than
Có rất ít các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, các cơng trình [21], [22], [23] đề cập đến những bất cập trong một số văn bản pháp luật như: Luật thuế tài nguyên 2010, quy định về phân cấp trữ lượng, quy định về quản trị tài nguyên than theo quyết định số 747/2013 của TKV.
- Về Luật thuế tài nguyên, phần lớn các nghiên cứu đều đưa ra các bất cập về sản lượng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Một số tác giả cịn phân tích rõ những mâu thuẫn giữa luật thuế tài nguyên và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
- Về phân cấp trữ lượng còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến tính hiệu quả kinh tế khi tính trữ lượng đặc biệt là dưới góc độ khai thác tận thu tài nguyên, tính hợp lý và thống nhất giữa các điều khoản trong quy định về phân cấp trữ lượng tài nguyên,…
- Về quy định quản trị tài nguyên và tổn thất than, tác giả Nguyễn Cảnh Nam cho rằng còn nhiều bất cập. Cụ thể:
+ Một số thuật ngữ sử dụng trong quy định chưa đảm bảo tính thống nhất:
“tài nguyên, trữ lượng”, “than sạch khai thác”, “tài nguyên than đầu tiên”;
+ Thiếu quy định về quản trị chất lượng cơng tác thăm dị, nhất là quản trị sai số về TL, TN than ban đầu;
+ Chưa quy định cụ thể chế tài xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đối với việc tuân thủ quy định về mức độ tổn thất tài nguyên cho phép trong quá trình khai thác than,….
1.1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị
Các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đạt được những kết quả nhất định, từ đó cho phép kế thừa và phát triển sâu hơn đối với vấn đề giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, cụ thể là:
- Cơ sở lý luận về tổn thất than được đề cập ở nhiều cơng trình nghiên cứu, các khái niệm về tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất được đề cập theo nhiều góc độ khác nhau;
- Phương pháp xác định giá trị khoáng sản được nghiên cứu bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị, đặc biệt là cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh;
- Các cơng trình nghiên cứu về thuế tài ngun cho thấy một bức tranh tổng thể về thuế tài nguyên của nhiều nước trên thế giới, cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc về thuế tài nguyên đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu của Việt Nam lại cho thấy rõ những quan điểm, định hướng đối với chính sách thuế tài ngun của Việt Nam;
- Mặc dù có rất ít cơng trình nghiên cứu về tiền cấp quyền khai thác, nhưng những cơng trình này đã cho thấy rõ bản chất của tiền cấp quyền khai thác khống sản nói chung và khống sản than nói riêng. Từ đó có thể có những phân tích, liên hệ với các loại thuế khác nhằm đảm bảo tính hợp lý trong hệ thống thuế của nước ta và chính sách của Nhà nước đối với khống sản.
- Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác quản trị tài nguyên đã chỉ rõ những bất cập chủ yếu trong công tác quản trị tài nguyên than của một số công ty than hầm lò, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản trị tài ngun khống sản của Việt Nam;
- Những nghiên cứu về các quy định của pháp luật liên quan đến quản trị tài nguyên khoáng sản than và tổn thất than đã chỉ rõ những bất cập giữa các quy định với nhau, giữa các quy định với đặc thù sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp mỏ.
Kết quả nghiên cứu của các cơng trình nói trên khơng những là đóng góp quan trọng cho cơng tác quản trị tài ngun khống sản nói chung và quản trị tổn thất than nói riêng mà cịn có ý nghĩa tham khảo quan trọng cho luận án. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu nói trên cịn tồn tại một số vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về tổn thất than chưa đảm bảo tính hệ thống và thống nhất do được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Hạn chế này ảnh hưởng đến kết quả đánh giá về thực trạng tổn thất than của doanh nghiệp khai thác than nói riêng và của tồn Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản nói chung;
- Chưa nghiên cứu được mối quan hệ giữa thuế tài nguyên của than với tỉ lệ tổn thất than, với tô mỏ, tô mỏ chênh lệch, giá trị tự nhiên của tài nguyên than. Bên cạnh đó chưa có những đề xuất hợp lý về thuế suất đối với các nhóm mỏ có điều kiện khai thác khác nhau và thuế suất giữa các giai đoạn khác nhau trong cùng một đời mỏ và chưa xét tới chính sách khai thác tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản.
- Phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác phức tạp, trùng với thuế tài nguyên, tạo thêm gánh nặng về chi phí cũng như việc kê khai cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến tổn thất tài nguyên khống sản trong q trình khai thác. Vấn đề này đã được đề cập ở nhiều cơng trình nhưng hiện nay chưa có sự thay đổi cần thiết.
- Các nghiên cứu về cơ chế thưởng, phạt liên quan đến tổn thất than nhằm bắt buộc cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tối đa tài nguyên than còn là vấn đề đang bỏ ngỏ.
Những vấn đề còn bất cập hoặc chưa được đề cập ở trên là những “khoảng
trống” để tiếp tục nghiên cứu trong luận án, từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế giảm
tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.