Hồn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng khuyến khích hoặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 116 - 122)

4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nước

4.2.2. Hồn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng khuyến khích hoặc

buộc tận thu than

tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Trong đó:

+ Sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế;

+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm (thương phẩm) tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng;

+ Thuế suất đối với sản phẩm than: dao động từ 4% - 20%.

Như đã phân tích trong phần thực trạng, thuế tài nguyên được tính theo các căn cứ nói trên tồn tại nhiều bất cập làm cho tổn thất than trong khai thác tăng cao.

Từ kết quả điều tra khảo sát về các vấn đề liên quan đến thuế tài nguyên, nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết phải điều chỉnh các căn cứ tính thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu hợp lý nguồn thu từ thuế và đảm bảo mục tiêu quản lý tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia thuộc các bộ, ngành yêu cầu phải có những quy định chặt chẽ kèm theo nhằm đảm bảo mục tiêu nói trên.

Chính vì vậy, giải pháp này được đề xuất với những thay đổi hợp lý về căn cứ tính thuế đặc biệt là thuế suất để khuyến khích hoặc bắt buộc tận thu tài nguyên than trong quá trình khai thác. Giải pháp này được cụ thể hóa về nội dung và tính tốn minh họa như sau:

4.2.2.1. Nội dung của giải pháp

a. Về sản lượng tài nguyên tính thuế

Đề xuất sản lượng tài nguyên tính thuế là trữ lượng than có thể khai thác theo thiết kế được duyệt. Nghĩa là sử dụng hai chỉ tiêu: trữ lượng than huy động khai thác và hệ số thu hồi để xác định sản lượng tài nguyên tính thuế.

Khi tính thuế tài nguyên theo trữ lượng than có thể khai thác sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải tìm cách để lấy được tối đa trữ lượng than đã huy động vào khai thác vì thế sẽ giảm tổn thất than.

b. Về giá tính thuế

Đề xuất giá tính thuế là giá than ngun khai tại mỏ thay vì tính theo giá bán sản phẩm thương phẩm đã qua sàng tuyển, vận chuyển đến địa điểm tiêu thụ.

Lựa chọn giá tính thuế là giá than nguyên khai sẽ giúp doanh nghiệp khai thác giảm chi phí về thuế tài ngun đối với phần than có chi phí sàng tuyển, chế biến cao, khuyến khích doanh nghiệp khai thác tận thu than.

c. Về thuế suất

Có hai đề xuất như sau:

Đề xuất 1: Vì mức thuế suất thuế tài nguyên đối với than ở nước ta là quá

cao so với thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng (như đã phân tích trong chương 3), trong khi điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, phức tạp, chí phí tăng cao và nhu cầu than trong nước tăng cao, để tạo điều kiện cho việc nâng cao sản lượng than khai thác trong nước và khai thác tận thu tối đa tài nguyên than đề nghị giảm mức thuế suất thuế tài nguyên trước mắt đối với than khai thác hầm lò xuống mức 5% và khai thác lộ thiên xuống mức 7% và về lâu dài tương ứng là 3% đối với khai thác hầm lò và 5% đối với khai thác lộ thiên.

Đề xuất 2: Đề nghị áp dụng thuế suất trong khung quy định tùy theo mức độ

thuận lợi, khó khăn của từng nhóm mỏ và phù hợp với từng giai đoạn trong cả đời mỏ theo hai nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Nhóm mỏ có điều kiện sản xuất thuận lợi, áp dụng mức thuế suất

cao và ngược lại, tương ứng với mức thuế suất cụ thể đã tính tốn khi phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ, xác định các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ.

Thứ hai: Trong cùng một mỏ, giai đoạn thuận lợi áp dụng mức thuế suất cao,

giai đoạn khó khăn áp dụng mức thuế suất thấp, tổng cộng lại bằng mức thuế suất trung bình cho cả đời mỏ. Thuế suất trung bình cho cả đời mỏ là mức thuế suất đã tính tốn khi phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ, xác định các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ.

Đề xuất trên được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định giá trị tự nhiên của mỏ hoặc tơ mỏ cho các mỏ than hầm lị

(Xác định theo công thức trong bảng 2.1)

Bước 2: Phân chia nhóm mỏ khai thác. Dựa vào chỉ tiêu giá trị tô mỏ trên

doanh thu, có thể chia thành 3 hoặc 5 nhóm mỏ như trong bảng 4.2.

doanh thu và coi đó là thuế suất trung bình cho cả đời mỏ.

Bước 4: Phân chia đời của một mỏ thành 3 giai đoạn, giai đoạn khởi động,

giai đoạn ổn định, giai đoạn tắt dần và xác định thuế suất phù hợp cho từng giai đoạn và tương ứng với thuế suất bình quân xác định trong bước 3.

Từ những đề xuất như trên, có thể tổng hợp lại như sau: + Công thức cơ bản xác định thuế tài nguyên:

TK THD TH

TNQ   P T K (4.3) Trong đó:

QTHĐ: Trữ lượng than huy động khai thác trong kỳ, tấn P: Giá than nguyên khai, đ/t

T: Thuế suất thuế tài nguyên, %

TK TH

K : Hệ số thu hồi theo thiết kế được duyệt

Khi xác định thuế tài nguyên theo công thức 4.3, doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản tiền thuế không đổi dựa trên trữ lượng than huy động và hệ số thu hồi theo thiết kế. Nếu doanh nghiệp khai thác được nhiều than hơn so với thiết kế thì khối lượng than khai thác thêm được miễn thuế tài nguyên. Khi áp dụng cách tính này cần phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên chỉ tiêu trữ lượng than huy động và quy định hệ số thu hồi cho từng mỏ.

+ Thuế suất cần được nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế để đưa ra các mức cụ thể theo các chỉ tiêu trong bảng sau:

Bảng 4.2: Phân loại thuế suất thuế tài nguyên theo nhóm mỏ

Nhóm mỏ Điều kiện sản xuất Giá trị tơ mỏ/doanh thu Thuế suất bình qn, %

Thuế suất cá biệt theo giai đoạn Khởi động Ổn định Tắt dần 1 Rất thuận lợi 2 Thuận lợi 3 Bình thường 4 Khó khăn 5 Rất khó khăn

Để xác định thuế suất thuế tài nguyên đối với từng nhóm mỏ dựa trên chỉ tiêu giá trị tô mỏ trên doanh thu thì phải tính tốn được tơ của tất cả các mỏ than hiện nay, yêu cầu này có thể thực hiện được với sự trợ giúp của máy tính với phần mềm đã được lập sẵn. Tuy nhiên, việc xác định thuế suất thuế tài nguyên theo từng giai đoạn khác nhau trong cùng một mỏ là việc làm khá phức tạp. Mặc dù vậy, trong điều kiện thuế, phí tăng cao và đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp khai thác có điều kiện khó khăn thì việc xác định thuế suất bình quân đối với từng mỏ dựa trên tô mỏ trên doanh thu từ khi phân tích hiệu quả của dự án là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu khai thác tận thu tài nguyên than.

4.2.2.2. Xác định thuế suất thuế tài nguyên cho một số dự án khai thác than hầm lò dựa trên chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu

Như đã nêu ở trên, để xác định được thuế suất thuế tài nguyên hợp lý đối với từng mỏ, cần thiết phải tính chỉ tiêu tơ mỏ trên doanh thu cho các mỏ đó. Dưới đây, tác giả tính các chỉ tiêu đánh giá giá trị tự nhiên cho 3 mỏ hầm lò: Suối Lại, Vàng Danh, Mông Dương, dựa vào các số liệu cơ bản tiếp cận được.

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu chủ yếu của dự án Suối Lại, Vàng Danh, Mông Dương

TT Chỉ tiêu ĐVT Suối Lại Vàng Danh Mông Dương 1 Tổng mức đầu tư Trđ 1.335.322 1.070.788 1.139.347 2 Giá bán bình quân Đồng/tấn 1.657.208 1.651.828 1.629.014 3 Chi phí sản xuất bình quân Đồng/tấn 1.531.028 1.513.633 1.502.600 4 Giá thành bình quân Đồng/tấn 1.482.243 1.476.697 1.473.061 5 Thời than hoạt động Năm 16

(2014-2029)

33 (2005-2037)

23 (2015-2037)

Với hệ thống số liệu chi tiết của 3 mỏ trong phần Phụ lục1, áp dụng cơng thức tính tơ mỏ (Bảng 2.1), chọn tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh i= 9% là mức lãi suất cao nhất trong vùng lãi suất đặt thầu theo quy định của Kho Bạc Nhà nước vào T8.2016, tổng hợp được bảng các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của 3 mỏ như sau:

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ Suối Lại,Vàng Danh, Mông Dương

TT Chỉ tiêu ĐVT Suối Lại Mông Dương Vàng Danh 1 Tổng sản lượng N. tấn 8.190 31.480 27.645 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 10.243.446 44.087.382 39.135.862 3 Tổng thu nhập Triệu đồng 2.378.271 6.991.242 6.626.972 4 Giá trị tự nhiên của mỏ Triệu đồng 1.492.753 4.859.089 3.562.517 5 Tô mỏ Triệu đồng 1.242.991 4.257.712 2.698.183 6 Thu nhập đơn vị Đồng/tấn 290.387 222.085 239.714 7 Giá trị tự nhiên đơn vị SP Đồng/tấn 182.265 154.355 128.865 8 Tô mỏ đơn vị sản phẩm Đồng/tấn 151.769 135.251 97.600 9 Tô mỏ trên doanh thu % 12,13 9,66 6,89

Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh vì vậy tác giả tính toán các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ với tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh hàng năm dao động từ 7% đến 12%

Bảng 4.5: Chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu của các dự án với i từ 7% đến 12%

TT Dự án Tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh

7% 8% 9% 10% 11% 12%

1 Suối Lại 14,6 13,37 12,13 10,9 9,67 8,44

2 Vàng Danh 9,13 8,01 6,89 5,78 4,66 3,55

3 Mông Dương II 11,06 10,37 9,66 8,99 8,3 7,62

Số liệu trong bảng 4.4 và 4.5 cho thấy, các mỏ có điều kiện sản xuất khác nhau chỉ tiêu tơ mỏ trên doanh thu có sự chênh lệch đáng kể. Với tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh 9%, mỏ than Vàng Danh có tỉ lệ tơ mỏ trên doanh thu là thấp nhất chỉ với 6,89%, mỏ Suối Lại có tơ mỏ trên doanh thu cao nhất với 12,13%, Mơng Dương ở mức trung bình với 9,66%. Sự chênh lệch của chỉ tiêu này giữa các mỏ khẳng định, không thể áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên đồng loạt đối với tất cả các mỏ có điều kiện sản xuất khác nhau mà cần dựa vào chỉ tiêu tô mỏ trên

doanh thu. Như vậy, thuế tài ngun và thuế phí khác (nếu có) chỉ được thu với thuế suất tối đa bằng với chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu.

Khi tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tỉ lệ tô mỏ trên doanh thu giảm đi, do vậy, có thể đề xuất thuế suất thuế tài nguyên cao nhất đối với các mỏ như sau: Suối Lại 12%; Mông Dương 9%, Vàng Danh 6%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)