Nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 49 - 51)

2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác

2.1.3. Nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, có nhiều nguyên nhân gây ra tổn thất tài nguyên than trong quá trình khai thác, giữa chúng có mối liên hệ đan xen, phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất của các nguyên nhân gây ra tổn thất tài nguyên than là nguyên nhân kinh tế. Giả sử rằng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, con người có thể khai thác được 100% trữ lượng than có trong

một khống sàng nhưng việc có quyết định khai thác hết lượng than đó hay khơng phụ thuộc cơ bản vào kết quả của sự so sánh giữa chi phí khai thác và lợi ích thu được từ than khai thác đối với từng đối tượng thụ hưởng chính có liên quan gồm: Nhà nước đại diện cho nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp khai thác than và người lao động trực tiếp khai thác than, trong đó đối tượng trung tâm là doanh nghiệp khai thác. Đối với doanh nghiệp khai thác than là so sánh giữa chi phí biên và giá bán than của doanh nghiệp. Vì vậy, những nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than sẽ là những nguyên nhân gắn với chi phí và lợi ích của doanh nghiệp khai thác. Những nguyên nhân kinh tế cơ bản bao gồm:

2.1.3.1. Chính sách thuế, phí

Trong khai thác khống sản, thuế, phí vừa là khoản thu ngân sách nhà nước vừa là công cụ để các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản với mục tiêu khai thác triệt để và có hiệu quả tài nguyên khống sản. Thuế, phí tăng cao, chi phí của doanh nghiệp khai thác cũng tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lỗ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khai thác sẽ có xu hướng tập trung khai thác phần than tốt với chi phí khai thác chấp nhận được và đương nhiên sẽ có một phần khơng nhỏ tài nguyên bị bỏ lại trong lịng đất và bị chơn vùi vĩnh viễn. Bên cạnh đó, căn cứ tính thuế, phí khơng hợp lý ảnh hưởng đến thu ngân sách trong dài hạn và cũng tạo ra kẽ hở để tổn thất tăng cao.

2.1.3.2. Chính sách giá than

Giá than là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khai thác tận thu than của doanh nghiệp khai thác. Với công nghệ đã lựa chọn, doanh nghiệp hồn tồn có thể thu hồi thêm tài nguyên than so với thiết kế. Tuy nhiên, quyết định khai thác tận thu phụ thuộc vào mối tương quan giữa giá thành khai thác và giá bán than. Nếu giá bán than lớn hơn giá thành, việc khai thác vẫn mang lại hiệu quả, doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục khai thác. Ngược lại, nếu giá bán than thấp hơn giá thành, doanh nghiệp sẽ bị lỗ, việc khai thác sẽ dừng lại và đương nhiên một lượng tài nguyên than sẽ bị để lại trong lịng đất và vĩnh viễn khơng được tận thu một lần nữa. Những lập luận đó cho thấy, chính sách giá than ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là nhân tố cơ bản gây ra tổn thất than trong quá trình khai thác.

Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong thời kỳ cơ chế bao cấp, giá than được xác định q rẻ, khi đó khơng ai quan tâm nhặt than, thu gom than rơi vãi, than trơi theo dịng nước sau các trận mưa, than lẫn vào đất đá đổ thải, v.v. Song khi bước vào cơ chế thị trường, giá than tăng cao, người dân và nhiều doanh nghiệp trong vùng mỏ đã tận thu những loại than nói trên, thậm chí cịn vào “tận thu than” tại các bãi than, kho than, phương tiện chở than của các doanh nghiệp khai thác than.

2.1.3.3. Chính sách khuyến khích giảm tổn thất than

Với vai trò là chủ sở hữu tài nguyên, Nhà nước luôn đặt mục tiêu bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, khai thác triệt để tài nguyên hay không là do doanh nghiệp khai thác, công nhân trực tiếp khai thác quyết định. Chính vì vậy, nếu khơng có chính sách khuyến khích phù hợp, tài nguyên than không được khai thác triệt để, tổn thất than sẽ tăng cao. Chính sách khuyến khích tận thu than sử dụng phương pháp, công cụ kinh tế để tác động vào các chủ thể có liên quan. Các tổ chức, cá nhân sẽ quyết định khai thác tận thu thêm tài nguyên (nếu có thể) khi họ thấy được lợi ích kinh tế. Chính sách khuyến khích tận thu than được thực hiện ở các cấp độ khác nhau thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp khai thác, giữa doanh nghiệp khai thác và người lao động trong doanh nghiệp.

2.1.3.4. Chế tài xử phạt đối với tổn thất than

Các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác có vai trị rất quan trọng trong việc khai thác triệt để, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên than. Bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân giảm tổn thất than cần phải có chế tài xử phạt cụ thể khi để xảy ra tổn thất than q mức so với quy định. Khi đó đi đơi với chế tài xử phạt cần có các quy định chặt chẽ kiểm soát tổn thất than và tổ chức thực hiện trong thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)