Khái niệm tổn thất than trong khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 43 - 44)

2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác

2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác

Trong thực tế có khá nhiều khái niệm khác nhau về tổn thất than trong khai thác, dưới đây là một vài khái niệm về tổn thất khống sản nói chung và than tổn thất than nói riêng:

“Tổn thất khoáng sản là phần trữ lượng khoáng sản (KSCI) trong cân đối bị

mất đi trong quá trình khai thác”[15].

“Tổn thất than trong quá trình khai thác là lượng tài nguyên than bị để lại

trong lịng đất mà khơng lấy ra được”[19].

“Trong quá trình khai thác khơng thể nào lấy hết được toàn bộ trữ lượng

trong bảng cân đối mà phải để lại một phần trong lịng đất vì nhiều lý do bảo vệ. Phần than đó gọi là tổn thất”[18].

“Tổn thất than trong khai thác hầm lò là phần trữ lượng than bị bỏ lại trong

mỏ do điều kiện địa chất, do giới hạn của công nghệ khai thác, do thiết kế khơng hồn thiện, quản lý sản xuất yếu kém và do các nguyên nhân khác”[54].

“Tổn thất than trong kì là phần trữ lượng, tài nguyên không thu hồi được,

tính bằng tỉ lệ %” [40].

Khái niệm về tổn thất than được phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau đối với khống sản nói chung hoặc đối với khống sản than nói riêng. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa cụ thể, chưa chính xác và chưa thống nhất.

Trong thực tế, tổn thất khoáng sản nói chung, tổn thất than nói riêng xảy ra ở rất nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế, thăm dò đến tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn, tổn thất sẽ khác nhau về mức độ, nguyên nhân và cách tính tốn. Hơn nữa, các khái niệm chỉ mới đề cập đến tổn thất than, khoáng sản của phần trữ lượng trong các mỏ, các khu vực mỏ đưa vào khai thác mà chưa đề cập đến tổn thất đối với phần trữ lượng hoặc phần mỏ, mỏ, vùng mỏ, v.v. không đưa vào khai thác vĩnh viễn do

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm về tổn thất cần được thống nhất và đảm bảo tính cụ thể, tính chính xác.

Khái niệm tổn thất tiềm năng khoáng sản, than: là phần trữ lượng có sẵn trong lòng đất đã được phát hiện hoặc chưa phát hiện bị để lại không bao giờ khai thác. Khái niệm này đề cập tổng thể tổn thất khống sản trong lịng đất, bao gồm

phần trữ lượng đã phát hiện, xác định nhưng bị để lại và phần trữ lượng chưa hoặc không phát hiện được do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do nguyên nhân yếu kém trong cơng tác điều tra, thăm dị, và vì vậy sẽ khơng bao giờ được đưa vào khai thác, trong tương lai có thể được phát hiện nhưng khơng cịn cơ hội hoặc khả năng có thể khai thác.

Khái niệm tổn thất thực tế khoáng sản, than: là phần trữ lượng đã phát hiện

và xác định nhưng bị để lại trong lịng đất, khơng bao giờ khai thác nữa.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất than, khống sản có thể do cơng nghệ, có thể do yếu tố địa chất, có thể do bảo vệ bề mặt hoặc môi trường, hoặc do nguyên nhân kinh tế (chi phí khai thác cao), song chung quy lại tất cả các nguyên nhân đều có lý do gốc rễ từ nguyên nhân kinh tế, vì rằng với trình độ khoa học và cơng nghệ hiện nay có thể thăm dị, phát hiện và khai thác bất kỳ mỏ nào hay phần trữ lượng bất kỳ trong các mỏ nhưng người ta khơng thể thăm dị hoặc khai thác vì chi phí q tốn kém vượt gấp nhiều lần so với giá trị kinh tế của khoáng sản khai thác được.

Khái niệm về tổn thất than trong khai thác hầm lò “Tổn thất than trong khai

thác hầm lò là phần trữ lượng than xác định tại các mỏ than khai thác bằng phương pháp hầm lò đã bị để lại trong lòng đất do một số yếu tố khách quan và chủ quan”.

Khái niệm về tỉ lệ tổn thất than như sau: “Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác

hầm lò là số tương đối biểu thị tỉ trọng của trữ lượng than bị tổn thất trên trữ lượng than đã xác định”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)