Chi phí thuế tài nguyên từ 2013-2015

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 95 - 101)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

1 Thuế tài nguyên (than) Tỉ đ 3.230,5 3.753,5 3.871 2 Sản lượng sản xuất N.Tấn 42.725 37.337 37.729 3 Tổng chi phí Tỉ đ 44.163 42.614 42.601 4 Doanh thu " 49.629 47.091 45.189 5 Lợi nhuận " 5.286 4.322 2.588 6 Thuế TNbq/ 1 tấn than Đ/tấn 75.611 100.530 102.600 7 Thuế TN/DT % 6,51 7,97 8,57

8 Thuế TN/(Lợi nhuận+Thuế TN) % 37,93 46,48 59,93

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng kết công tác chuyên ngành kinh tế

tổng hợp 2013-2015 của TKV [44],[46].

Hình 3.3: Chi phí thuế tài ngun bình qn của 1 tấn than giai đoạn 2013-2015

Thuế tài nguyên tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ cấu mặt hàng, giá tính thuế tăng, tuy nhiên, xu hướng này cho thấy thuế tài nguyên đang ngày càng là yếu tố chi phí ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng giá thành khai thác và gián tiếp gây ra nguy cơ tổn thất than trong q trình khai thác. Bởi vì, khơng thể phủ nhận rằng, nếu thuế tài nguyên cao kết hợp với sản lượng tính thuế là sản lượng than khai thác mà doanh nghiệp tự kê khai thì các cơng ty sẽ quyết định bỏ lại phần trữ lượng khó khai thác hoặc có chất lượng kém, giá thành cao.

Một cách chi tiết, chi phí thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lị thuộc Tập đồn TKV 2013-2015 trong bảng 3.9 cho thấy, thuế tài nguyên phải nộp của hầu hết các công ty khai thác hầm lò thuộc tập đoàn đều tăng theo thời gian. Năm 2015, một số cơng ty có chi phí thuế tài ngun rất cao như Công ty than Vàng Danh, Nam Mẫu (163.011 đồng/tấn và 117.351 đồng/tấn); thuế tài nguyên trên tổng doanh thu là 8,57% và 9,15%. Trong khi các cơng ty cịn lại thuế tài nguyên trên tổng doanh thu dao động trong khoảng 7,01% - 8,48%. Công ty than ng Bí có tỉ trọng chi phí tài ngun trên doanh thu chỉ dao động từ 3,43% - 5,36%. Bên cạnh đó, tỉ trọng chi phí thuế tài ngun trên lợi nhuận của các cơng ty có chênh lệch khá lớn, thấp nhất là Khe Chàm với 38,25%, cao nhất là Mông Dương đến xấp xỉ 70%.

140,387 205,364 139,650 125,046 107,129 129,056 94,259 176,991 176,925 142,573 285,270 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Thống Nhất Nam Mẫu Khe Chàm Quang Hanh Mơng Dương Mạo Khê ng Bí Dương Huy Hà Lầm Hạ Long Vàng Danh Triệu đồng

Hình 3.4: Tình hình nộp thuế tài ngun của một số cơng ty than hầm lị năm 2015

Như vậy, chỉ tiêu về thuế tài nguyên của các cơng ty có sự chênh lệch khá lớn, điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân khách quan là do điều kiện khai thác của các cơng ty khơng giống nhau. Chính vì vậy, cần phải xét đến điều kiện khai thác của doanh nghiệp khi xây dựng chính sách thuế tài nguyên đối với sản phẩm than để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu hợp lý thuế tài nguyên cũng như khuyến khích và bắt buộc tận thu than trong khai thác. Kết quả khảo sát về thuế tài nguyên cũng cho thấy có tới trên 80% các ý kiến đồng ý rằng nên giảm thuế tài nguyên đối với sản phẩm than, miễn thuế tài nguyên đối với phần than tận thu cũng như đồng tình với việc xác định thuế suất thuế tài nguyên từ khi lập dự án đầu tư để đảm bảo tính hợp lý, tránh tình trạng áp dụng cùng một mức thuế suất thuế tài nguyên đối với các mỏ có điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau. Mặc dù có nhất trí cao với đề xuất miễn thuế tài nguyên đối với phần than khai thác tận thu nhưng đa số các chuyên gia thuộc các bộ, ngành có liên quan đều cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ nếu thực hiện đề xuất nói trên. Chính vì vậy, khi đưa ra giải pháp liên quan đến thuế tài ngun cần phải có những tính tốn và lập luận tỉ mỉ và chặt chẽ. Nội dung này sẽ được nghiên cứu và trình bày trong chương 4 của luận án.

Bảng 3.9: Phân tích chi phí thuế tài ngun của một số cơng ty than hầm lị thuộc Tập đồn TKV 2013 - 2015

TT Công ty Thuế TN, tr đ Thuế TN/ĐVSP, đ/tấn Thuế TN/DT,% Thuế TN/LN,%

2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 1 Thống Nhất 87.162 124.705 140.387 58.039 81.835 80.221 6,59 8,06 7,98 48,36 53,97 56,78 2 Nam Mẫu 126.038 177.013 205.364 63.816 88.498 117.351 5,80 7,21 8,57 30,89 41,17 47,96 3 Khe Chàm 63.499 110.268 139.650 56.034 81.545 79.800 5,60 6,84 7,01 38,24 36,83 38,25 4 Quang Hanh 71.136 122.651 125.046 63.925 95.478 71.455 5,38 7,22 7,20 29,42 41,30 50,04 5 Mông Dương 90.061 128.794 107.129 59.960 78.944 61.217 6,32 7,92 7,38 47,21 56,79 69,72 6 Mạo Khê 88.742 136.092 129.056 48.019 69.576 73.746 5,34 7,11 7,05 14,87 59,43 69,07 7 ng Bí 128.947 120.117 94.259 58.533 100.158 53.862 5,36 4,03 3,43 41,13 39,52 44,97 8 Dương Huy 109.405 178.473 176.991 59.902 88.337 101.138 6,95 8,40 8,48 46,51 53,33 62,76 9 Hà Lầm 100.640 148.811 176.925 62.790 85.675 101.100 6,44 8,48 8,12 37,08 45,73 49,81 10 Hạ Long 101.998 135.095 142.573 56.426 70.821 81.470 5,85 7,05 7,18 37,65 52,11 66,88 11 Vàng Danh 197.601 270.435 285.270 61.117 89.022 163.011 7,88 8,31 9,15 45,48 54,11 64,01 Tổng các mỏ 1.165.229 1.652.454 1.772.650 59.011 84.093 83.341 6,19 7,22 7,4 35,21 48,09 54,92

3.3.1.2. Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Nghị định số 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực ngày 20 tháng 1 năm 2014. Nghị định này quy định chi tiết khoản 3 điều 77

của Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc Hội khóa XII về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khống sản. Mục đích của quy định về tiền cấp quyền khai thác khống sản là góp phần hạn chế tình trạng khai thác khống sản nhỏ lẻ, bừa bãi, loại bỏ những doanh nghiệp nhỏ lẻ, yếu kém khơng có khả năng cạnh tranh đồng thời góp phần quản lý tài nguyên khoáng sản của quốc gia.

a. Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Theo Nghị định số 203 tiền cấp quyền khai thác khống sản được tính theo cơng thức:

T = Q x G x K1 x K2 x R (3.1) Trong đó:

T: Tiền cấp quyền khai thác khống sản; đồng

Q:Trữ lượng tính TCQ khai thác khống sản, đơn vị trữ lượng (m3, tấn); G: Giá tính TCQ khai thác khống sản, đồng/đơn vị trữ lượng;

K1: Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác, được quy định: Khai thác lộ thiên K1 = 0,9; khai thác hầm lị K1 = 0,6; khai thác nước khống, nước nóng thiên nhiên và các trường hợp cịn lại K1 = 1,0;

K2: Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định: Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K2 = 0,90; khu vực khai thác khống sản thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, K2 = 0,95; các khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng còn lại, K2 = 1,00;

R: Mức thu TCQ khai thác khống sản; (%).

Với cơng thức tính TCQ khai thác khống sản như trên, có thể nhận thấy một số bất cập như sau:

Thứ nhất, khi xem xét dưới góc độ khai thác hợp lý, tiết kiệm, tận thu tối đa

tài nguyên việc thừa nhận tỉ lệ tổn thất đối với khai thác hầm lò là 40%, khai thác lộ thiên là 10% cho tất cả các mỏ than là không hợp lý do các mỏ có điều kiện khai thác rất khác nhau.

Thứ hai, trong bối cảnh thuế phí tăng cao, TCQ khai thác khống sản là gánh

nặng chồng chất thêm đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản (doanh nghiệp khai thác đã phải nộp nhiều khoản thuế phí, trong đó có thuế tài ngun, phí bảo vệ mơi trường, phí nước thải, lệ phí cấp phép thăm dị, lệ phí cấp phép khai thác,….).

Thứ ba, xét về bản chất tiền cấp quyền khai thác trùng với thuế tài nguyên vì

được đánh trên cùng một đối tượng. Do vậy, TCQ vừa gây ra bất cập thuế chồng thuế vừa làm tăng chi phí khai thác.

Những bất cập nói trên làm tăng tổn thất đối với tài nguyên khoáng sản, đi ngược lại với chính sách khai thác tận thu tối đa tài nguyên.

b. Tình hình nộp TCQ khai thác của một số cơng ty than hầm lị thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2014-2015

Năm 2014 là năm đầu tiên tiến hành thu TCQ khai thác, vì cơng thức tính, phương thức thu khá phức tạp nên các cơng ty than thuộc Tập đồn TKV tạm tính TCQ theo khối lượng than khai thác được và đơn giá 26.120 đồng/tấn. Tổng số TCQ khai thác đã nộp của Toàn tập đoàn năm 2014 là 912,5 tỉ đồng. Trong các công ty khai thác than hầm lị, Cơng ty than Vàng Danh nộp TCQ nhiều nhất với trên 73 tỉ đồng. Năm 2015, TCQ được tính tốn và thu theo đúng hướng dẫn trong nghị định 203, TCQ của nhiều công ty tăng đột biến, một số công ty phải nộp với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng, ví dụ như Cơng ty than Khe Chàm 247,9 tỉ đồng, ng Bí trên 150 tỉ đồng, Dương Huy cao nhất xấp xỉ 389 tỉ đồng. TCQ của toàn Tập đoàn năm 2015 lên tới 2.404,5 tỉ đồng bằng 5,3% doanh thu than; 5,6% chi phí sản xuất than; tương đương 62,1% thuế tài nguyên và xấp xỉ bằng lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh than của toàn Tập đoàn năm 2015. Các số liệu so sánh đó cho thấy, TCQ khai thác mà các doanh nghiệp phải nộp năm 2015 rất lớn, làm giá thành

sản phẩm tăng cao, gây ra khó khăn cho các cơng ty than. Chính vì vậy, cần phải xem xét tính hợp lý của khoản thu này với điều kiện thực tế của các công ty than cũng như trong tổng thể các khoản thuế, phí khác đối với khai thác than. Khi tiến hành khảo sát về chi phí tiền cấp quyền khai thác, có 73 ý kiến cho rằng nên bỏ khoản thu này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện khai thác không thuận lợi. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nên gộp TCQ với thuế tài nguyên vào làm một để thuận lợi trong việc thu, nộp ngân sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)