4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nước
4.2.5. Hỗ trợ khai thác tận thu than
4.2.5.1. Lý do hỗ trợ
Than có vai trị là nguyên nhiên liệu của nhiều ngành sản xuất và đời sống, bởi vậy, khi được đưa vào sử dụng, sản phẩm than tạo ra hiệu quả liên ngành.
Kinh nghiệm của một số nước có chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội như nông sản, than, v.v. Đối với than, trong trường hợp giá thành khai thác than quá cao để đảm bảo khai thác tận thu tài nguyên than trong nước, đảm bảo cung cấp ổn định hơn (so với nhập khẩu than) và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội đã có chính sách hỗ trợ khai thác than trong nước nhằm duy trì việc khai thác than ở quy mơ nhất định.
Hỗ trợ là chính sách được áp dụng phổ biến trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị trường tuy khơng cịn phổ biến nhưng chính sách này vẫn được áp dụng dưới nhiều hình thức, cơng cụ khác nhau như miễn giảm thuế, trợ cấp, hỗ trợ đầu tư, v.v..
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở mục 4.1.3 trên đây. chính sách hỗ trợ khai thác tận thu than gồm hỗ trợ đầu tư đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và trợ giá than khai thác tại các mỏ than, khu vực than có điều kiện khai thác khó khăn phức tạp nên giá thành cao.
Bởi vì, trong khai thác, phần trữ lượng than có thể khai thác tận thu có chi phí khai thác tăng cao, hoặc/và có chất lượng khống sản xấu nên giá bán thấp hơn giá thành, doanh nghiệp thường bỏ lại không khai thác bởi mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Hơn nữa, đối với tài nguyên chưa khai thác, khi lập dự án đầu tư mà không đảm bảo hiệu quả kinh tế thì khơng được đưa vào khai thác. Đó là những trường hợp gây ra tổn thất than.
Hỗ trợ khai thác tận thu than là giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tận thu than hạn chế được tổn thất than và đáp ứng lâu dài hơn nhu cầu sử dụng than của nền kinh tế. Giải pháp này có thể áp dụng đối với trữ lượng than đã được đưa vào khai thác và tài nguyên than chưa được đưa vào khai thác do không đảm bảo hiệu quả kinh tế khi lập dự án đầu tư hay giá trị tự nhiên của mỏ nhỏ hơn 0.
4.2.5.2. Căn cứ hỗ trợ
Giải pháp hỗ trợ được thực hiện dựa trên chỉ tiêu giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than (GT) và chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ (G). Khái niệm, bản chất và cơng thức xác định của hai chỉ tiêu nói trên đã được trình bày trong chương 2 mục 2.2.4 . Dựa vào chỉ tiêu GT, có thể khẳng định, trong một số trường hợp cụ thể nên hỗ trợ tài chính bằng các hình thức thích hợp cho các doanh nghiệp để khai thác tận thu than do giá trị kinh tế mà than mang lại cho các ngành liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Mức hỗ trợ được xác định dựa vào mức chênh lệch giữa GT và giá thành khai thác của 1 tấn than tận thu theo nguyên tắc: đảm bảo cho doanh nghiệp có được mức lợi nhuận hợp lý và chỉ hỗ trợ chừng nào GT còn lớn hơn giá thành
khai thác tận thu để vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế khi xem xét dưới góc độ tồn bộ nền kinh tế quốc dân chứ không thể hỗ trợ khai thác bằng mọi giá.
Chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ (G) là chỉ tiêu phản ánh giá trị mà chủ sở hữu tài nguyên có thể thu được sau khi đảm bảo cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận nhất định. Trong nhiều trường hợp, khi mỏ có G <0, tức là nếu tiến hành khai thác thì lợi nhuận mang lại khơng đủ để trả cho nhà đầu tư, khi đó sẽ khơng thể tiến hành khai thác nếu khơng có sự hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, G là căn cứ quan trọng để xác định: khi nào nên hỗ trợ tài chính để khai thác? và mức hỗ trợ là bao nhiêu?
4.2.5.3. Điều kiện và mức hỗ trợ
Giải pháp hỗ trợ khai thác tận thu than được nghiên cứu, đề xuất cho 2 trường hợp cụ thể:
a. Đối với mỏ đang khai thác
Trong thực tế, quyết định khai thác tận thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá thành và giá bán than. Nếu giá thành khai thác tận thu lớn hơn giá bán than thì doanh nghiệp sẽ khơng khai thác tận thu do bị lỗ mặc dù hồn tồn có thể khai thác được phần than đó. Vì vậy, để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục thu hồi thêm một lượng than nhất định so với thiết kế đã duyệt Nhà nước có thể áp dụng chính sách trợ giá.
- Điều kiện hỗ trợ: Đối với mỏ đang khai thác, hỗ trợ được thực hiện sau khi
đã miễn thuế tài nguyên mà giá thành khai thác than tận thu vẫn cao hơn giá bán nhưng còn thấp hơn giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than.
- Đối tượng hỗ trợ: Phần sản lượng than thu hồi thêm so với phương án đã
duyệt có giá thành khai thác (Ztt) lớn hơn giá bán của doanh nghiệp khai thác (P) nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than (GT).
- Mức hỗ trợ
+ Mức tối thiểu bằng mức chênh lệch giữa giá thành của tấn than thu hồi thêm (Ztt) và giá bán của doanh nghiệp khai thác (P).
H1min=Ztt - P (đồng/tấn) (4.12)
doanh nghiệp khai thác.
H1max = GT - P (đồng/tấn) (4.13)
b. Đối với mỏ chưa khai thác
- Điều kiện hỗ trợ: Giải pháp hỗ trợ áp dụng đối với mỏ chưa khai thác, đã được miễn thuế tài nguyên nhưng khi lập dự án khơng có hiệu quả kinh tế hay nói cách khác giá trị tự nhiên của mỏ nhỏ hơn 0.
- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ cần được tính tốn, cân nhắc dựa trên giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than vì khơng thể tiến hành khai thác bằng mọi giá.
Với vai trò là chủ sở hữu tài nguyên, khi cần thiết phải khai thác phần tài nguyên có giá trị tự nhiên nhỏ hơn 0, Nhà nước cần phải miễn thuế tài nguyên và hỗ trợ tài chính để giá trị tự nhiên của mỏ bằng khơng, nghĩa là đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho chủ đầu tư để có thể tiến hành khai thác.
Theo đó, mức hỗ trợ cho 1 tấn than bình quân là:
2min TN TK THD TH G H Q K (đồng/tấn) (4.14) Mức hỗ trợ tối đa H2max = (GT - P) (đồng/tấn) (4.15) Trong đó:
GT: Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than, đồng/tấn GTN: Giá trị tự nhiên của mỏ, GTN<0, đồng
QTHD: Trữ lượng than huy động vào khai thác, tấn
TK TH
K : Hệ số thu hồi theo thiết kế đã duyệt P: Giá bán than, đồng/tấn
Như vậy, tương ứng với từng trường hợp khác nhau trong thực tế có thể áp dụng các mức hỗ trợ khác nhau để đảm bảo mục tiêu khai thác tiết kiệm đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu than của nền kinh tế.
Giải pháp hỗ trợ có thể chưa phải là giải pháp thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với tài nguyên than chưa khai thác. Tuy nhiên, trong điều kiện chi phí sản xuất than ngày càng cao, trữ lượng than của nước ta không nhiều và đang cạn
kiện với tốc độ rất nhanh, nhu cầu về than của nền kinh tế ngày càng cao, chắc chắn trong tương lai không xa, giải pháp này cần được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng.
4.2.5.4. Xác định giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than
Giá trị kinh tế một tấn than dưới góc độ nền kinh tế quốc dân được xác định cho năm 2015 như sau.
a. Xác định giá thị trường của 1 tấn than
Giá thị trường của 1 tấn than được xác định bằng giá bán than nội địa bình quân năm 2015 trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 đã được kiểm tốn.
P2015= 1.536,8 (nghìn đồng/tấn)
b. Xác định giá trị 1 tấn than tạo ra trong các ngành sử dụng than (GR)
Áp dụng cơng thức 2.22, tính được GR như sau:
Bảng 4.10: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành sử dụng than
TT Ngành Sản lượng than TT (N.Tấn) Giá bán bình quân (đ/t) Chi phí than của ngành i (Di),Tỷ đ Tỉ trọng GTGT trên CP của ngành i (Zi),% Di x Zi, tỷ đ 1 Điện 22.599 1.069.147 24.162 16 3.866 2 Xi măng 3.742 1.294.169 4.843 19 920 3 Phân bón, HC 1.374 2.817.002 3.871 18 697 4 Giấy 1.036 2.817.002 2.918 24 700 5 Thép (nhôm) 325 3.015.614 980 13 127 6 Khác 6.179 2.817.002 17.406 20 3.481 Tổng 35.255 1.536.796 54.180 18 9.792
GTGT thuần do 1 tấn than tạo ra, nghìn đồng/tấn 278
Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê năm 2015 của TKV Zi được xác định từ số liệu thống kê của một số doanh nghiệp thuộc các ngành (Phụ lục 3)
GR= 278 (nghìn đồng/tấn)
c. Xác định giá trị gia tăng 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất than
Bảng 4.11: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất than
TT Ngành SX Chi phí thứ i của ngành than (CPj), Tỉ đ Tỉ trọng GTGT trên DT của ngành j (γi), % GTGT ngành than tạo ra, Tỉ đ
1 Vật liệu 10.419 18 1.883
2 Nhiên liệu 3.212 18 580
3 Động lực 942 18 170
Tổng 14.573 18 2.634
GTGT 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào
cho SX than, nghìn đồng/tấn 70
Nguồn: Chi phí của ngành than lấy theo BCTC hợp nhất 2015 của TKV
γi: Xác định một cách tương đối theo Zi Từ kết quả tính tốn ở trên, giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than năm 2015 là:
GT= 1.536,8+278+70 = 1.885 (Nghìn đồng/tấn)
Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than ở trên được tính tốn một cách tương đối, có nhiều yếu tố chưa được tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên, kết quả tính tốn cho thấy giá trị kinh tế của 1 tấn than cao hơn so với giá bán trên thị trường khoảng 23%. Điều này khẳng định, khi xét dưới góc độ tồn bộ nền kinh tế, nếu chi phí khai thác than cao hơn giá bán thị trường và nhỏ hơn giá trị kinh tế liên ngành tính tốn được ở trên (1.885 nghìn đồng/tấn) thì vẫn có thể tiếp tục khai thác than để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, Nhà nước có thể xem xét, hỗ trợ cho doanh nghiệp khai thác để khuyến khích các doanh nghiệp giảm tổn thất than trong q trình khai thác hoặc khuyến khích đầu tư khai thác ở các mỏ có giá trị tự nhiên <0 với mức hỗ trợ bằng H1min hoặc H2min nhưng không quá 348 (ngàn đồng/tấn)