4.4. Giải pháp của doanh nghiệp khai thác than
4.4.2. Khoán trữ lượng than thu hồi
Trong quá trình khai thác tỉ lệ tổn thất than được xác định dựa trên trữ lượng than địa chất huy động để khai thác. Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ tổn thất thực
hiện của nhiều cơng ty khai thác hầm lị cao hơn so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch. Điều đó đồng nghĩa với việc việc các công ty không thu hồi hết trữ lượng than theo thiết kế được duyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, như đã đề xuất ở các nội dung trên, thuế tài nguyên và cơ chế thưởng, phạt của Nhà nước đối với doanh nghiệp được xác định dựa vào trữ lượng than huy động để khai thác (QTHĐ) và tỉ lệ thu hồi than theo thiết kế ( TK
TH
K ). Trong nội bộ doanh nghiệp, để khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp khai thác tiết kiệm và có hiệu quả trữ lượng than có thể xác định thưởng, phạt thơng qua cơ chế khoán trữ lượng than theo QTHĐ và
TK TH
K . Khoán trữ lượng than nhằm bắt buộc, khuyến khích người lao động trong phân xưởng khai thác than khai thác đầy đủ trữ lượng than huy động theo thiết kế và khai thác nhiều hơn so với thiết kế (nếu có thể). Từ đó, bảo toàn giá trị tài nguyên của chủ sở hữu và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động trực tiếp khai thác đồng thời tiết kiệm tối đa trữ lượng than.
Khi điều tra ý kiến các chuyên gia về đề xuất nói trên, tác giả nhận được 74/81 ý kiến đồng ý, điều đó cho thấy ý tưởng của giải pháp được nhiều chuyên gia quan tâm và đồng thuận. Trong đó, phần lớn các ý kiến đồng thuận cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ kèm theo khi triển khai giải pháp này. Dưới đây là nội dung của giải pháp và tính tốn minh họa với những quy định cụ thể:
4.4.2.1. Nội dung của giải pháp
- Chỉ tiêu giao khoán: Chỉ tiêu giao khoán là trữ lượng than khai thác theo thiết kế (gọi tắt là trữ lượng khốn, kí hiệu (QK), chỉ tiêu ràng buộc là độ tro kế
hoạch của than nguyên khai (AKHK ).
- Đối tượng giao khốn: Phân xưởng khai thác than trong cơng ty - Phương pháp xác định chỉ tiêu giao khoán và quyết toán
+ Xác định trữ lượng khoán (QK) TK K THD TH Q Q K (4.18) Trong đó: THD
TK TH
K : Tỉ lệ thu hồi theo thiết kế, %
+ Độ tro kế hoạch (AKHK ): Xác định theo chất lượng của vỉa than huy động để
khai thác.
+ Xác định sản lượng than thu hồi (QT)
Sản lượng than thu hồi là sản lượng than nguyên khai thực tế mà phân xưởng khai thác được trong kì tương ứng với trữ lượng than huy động vào khai thác đã được
duyệt. Sản lượng than này phải được quy đổi theo độ tro kế hoạch AKHK đã giao. Công thức quy đổi sản lượng theo độ tro kế hoạch AKHK :
(4.19)
Trong đó:
QTT: Sản lượng than thực tế khai thác, tấn
K TT
A : Độ tro thực tế của than khai thác được,%
K KH
A : Độ tro kế hoạch, %
+ Xác định mức tiết kiệm hay lãng phí trữ lượng của phân xưởng (Q)
T K
Q Q Q
(4.20) Q 0 Phân xưởng tiết kiệm trữ lượng
Giá trị tiết kiệm GTK
GTK Q GTN, đồng (4.21) Đề xuất: 50% giá trị tiết kiệm được bổ sung vào quỹ của phân xưởng để phân chia cho công nhân khai thác; 50% giá trị tiết kiệm bổ sung vào quỹ khuyến khích thu hồi của công ty.
Q 0 Phân xưởng lãng phí trữ lượng Giá trị lãng phí GLP
GLP Q GTN, đồng (4.22) Trong trường hợp này, phân xưởng bị phạt, giá trị phạt đúng bằng giá trị lãng phí.
(1 ) (1 ) K TT TT T K KH Q A Q A
Trong thực tế, các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã áp dụng giải pháp khoán khá nhiều song chỉ khoán về các chi phí như: vật liệu, nhiên liệu, khấu hao,…. Khoán trữ lượng là giải pháp chưa từng được thực hiện. Tuy nhiên, than là tài nguyên hữu hạn, khơng thể tái tạo và có tốc độ cạn kiệt nhanh vì vậy Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ nhằm khai thác tối đa tài nguyên than hiện có trong lịng đất. Giải pháp khoán trữ lượng là giải pháp mới, khi áp dụng cần có sự kết hợp tốt giữa các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp cũng như trong ngành và của Nhà nước. Áp dụng giải pháp này trong các doanh nghiệp là không dễ dàng song các doanh nghiệp nói riêng và tập đồn nói chung cần nghiên cứu để triển khai nhằm mang lại lợi ích chung cho người lao động, doanh nghiệp khai thác và nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, khai thác than nói chung và khai thác tận thu than nói riêng là loại lao động nặng nhọc và nguy hiểm, cho nên đi đơi với giải pháp khuyến khích khai thác tận thu than cần phải có các giải pháp tăng cường cơng tác an tồn lao động và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ kỷ luật an toàn lao động với tinh thần sản xuất phải đảm bảo an toàn và an toàn để đảm bảo sản xuất ổn định và có hiệu quả.
4.4.2.2. Áp dụng giải pháp khốn trữ lượng đối với cơng ty than Nam Mẫu
Công ty Than Nam Mẫu có 13 phân xưởng khai thác từ KT1 đến KT12 và KT14. Sau khi tìm hiểu về đặc điểm sản xuất của các phân xưởng trong doanh nghiệp, phân xưởng Khai thác 2 và phân xưởng Khai thác 10 là 2 phân xưởng được lựa chọn để tính tốn minh họa. Lựa chọn phân xưởng Khai thác 2 và phân xưởng Khai thác 10 để tính tốn là do trong năm 2015 hai phân xưởng này khai thác ổn định tại Lị chợ I-8-2 và Lị chợ I-7-1 mà khơng phải đổi diện khai thác.
Kết quả tính tốn cho thấy, tỉ lệ tổn thất thực tế của phân xưởng Khai thác 2 thấp hơn so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch là 0,63%, sản lượng than thực tế khai thác được nhiều hơn so với sản lượng khoán là 727 tấn. Tuy nhiên, độ tro than thực tế của phân xưởng này cao hơn so với kế hoạch 0,87%, vì vậy khi quy đổi sản lượng than thực tế khai thác được lại thấp hơn so với sản lượng khoán 412 tấn. Năm 2015,
Khai thác 2 không tiết kiệm trữ lượng và bị phạt xấp xỉ 63 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tỉ lệ tổn thất thực tế của phân xưởng Khai thác 10 không thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch (chỉ với 0,04%) nhưng độ tro than thực tế khai thác được bằng với độ tro kế hoạch vì vậy sản lượng than thực tế quy đổi cao hơn sản lượng khoán 116 tấn. Phân xưởng Khai thác 10 được thưởng 4,42 triệu đồng.
Bảng 4.12: Kết quả khoán trữ lượng của một số phân xưởng thuộc Công ty than Nam Mẫu 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT Phân xưởng
Khai thác 2 Phân xưởng Khai thác 10 Lò chợ I-8-2 I-7-1 1 Than huy động Tấn 115.163 275.317 2 Tổn thất thực hiện % 11,68 30,84 3 Tổn thất kế hoạch % 12,31 30,88
4 Sản lượng than thực tế khai thác Tấn 101.713 190.415
5 Độ tro thực hiện % 23,14 22,28
6 Độ tro kế hoạch % 22,27 22,28
7 Trữ lượng khoán QK Tấn 100.986 190.299
8 Sản lượng than thu hồi (đã quy đổi) QT Tấn 100.575 190.415
9 Tiết kiệm (Lãng phí) trữ lượng Tấn -412 116
10 Giá trị tiết kiệm (lãng phí) Đồng -62.999.935 17.726.705
11 Thưởng Đồng 8.863.352
12 Phạt Đồng 62.999.935
Như vậy, khi thực hiện giải pháp này, mục tiêu quản lý tổn thất than còn được kết hợp một cách hợp lý với mục tiêu đảm bảo chất lượng than thông qua độ tro của than theo kế hoạch và thực hiện. Sự kết hợp này có vai trị quan trọng trong việc chính xác hóa tỉ lệ tổn thất thực tế, tránh tình trạng tỉ lệ tổn thất than thấp là do than có độ tro cao.
những phức tạp nhất định vì các phân xưởng phải chuyển diện khai thác do đặc điểm của tài nguyên mà doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên, minh họa ở trên cho thấy, doanh nghiệp khai thác hồn tồn có thể áp dụng được giải pháp này nhằm kiểm soát chặt chẽ về tổn thất than trong quá trình khai thác.