TKV là chủ thể chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chịu tác động trực tiếp từ phía Nhà nước về vấn đề giảm tổn thất than. Đồng thời, TKV cịn có vai trị cụ thể hóa một số vấn đề về giảm tổn thất than từ phía nhà nước bằng nhiều giải pháp khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tập đoàn giảm tổn thất than. Ngoài các giải pháp mà TKV đã áp dụng nhằm giảm tổn thất than như: đầu tư đổi mới cơng nghệ, chính sách điều tiết giá than, điều tiết sản lượng, TKV nên hoàn thiện và bổ sung một số giải pháp sau:
4.3.1. Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác
Để có sự kết hợp tốt với Nhà nước nhằm đưa ra tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong quá trình khai thác, TKV phải dựa trên kết quả thăm dị địa chất và từng loại hình cơng nghệ khai thác, nghiên cứu, xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho từng mỏ gồm:
+ Tỉ lệ tổn thất cơng nghệ, được tính cụ thể cho từng lò chợ, từng mỏ
+ Tỉ lệ tổn thất khác do nhiều ngun nhân khác nhau mà khơng thể tính tốn cụ thể dựa trên các thơng số địa chất vì vậy có thể xác định bằng cách dự tính, dự báo theo số liệu thống kê của từng mỏ.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để TKV tham mưu, tư vấn cho Quốc hội, Chính phủ khi ban hành và bổ sung chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác than vào các văn bản pháp luật liên quan.
4.3.2. Xây dựng chế tài thưởng, phạt về thực hiện tỷ lệ tổn thất than trong toàn Tập đoàn Tập đoàn
Chế tài xử lý kỉ luật và khen thưởng trong công tác quản trị tổn thất đã được đề cập trong Quy định 747 nhưng cịn mang tính chung chung, vì vậy, TKV cần xây dựng chế tài thưởng, phạt cụ thể trong đó thể hiện rõ: đối tượng chịu trách nhiệm chính về tổn thất, căn cứ xử lý trách nhiệm, các trường hợp xử lý kỉ luật và khen thưởng, mức độ xử lý, mức độ khen thưởng,…
4.3.3. Sáng lập “Giải thưởng tận thu than”
Hàng năm Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam xem xét và trao “Giải thưởng tận thu than” cho các doanh nghiệp khai thác than nhằm tuyên
truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tận thu than cũng như động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp tích cực tham gia vào mục tiêu tận thu than. Giải thưởng được xem xét dựa trên một số tiêu chí như: sử dụng cơng nghệ, thiết bị thu hồi tối đa tài nguyên than; có tỉ lệ tổn thất than thấp hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế; tỉ lệ tổn thất thấp hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế nhiều năm liền;…..
4.3.4. Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than
Trên thực tế, công tác quản lý tổn thất than tại các doanh nghiệp khai thác còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số liệu báo cáo về tổn thất có thể khơng phản ánh chính xác tình hình tổn thất than trong khai thác. Hơn nữa, các nguyên nhân cụ thể, chi tiết gây ra tổn thất có thể khơng được thống kê để nghiên cứu và tìm giải pháp khắc phục. Chính vì vậy, TKV cần phải xây dựng quy chế quản lý tổn thất than với các nội dung cơ bản sau đây:
- Nhân lực làm công tác giám sát gồm: Đại diện của doanh nghiệp khai thác, đại diện của Tập đoàn và các cơ quan hữu quan.
- Xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát tổn thất, cụ thể:
+ Trữ lượng tổn thất: Tổn thất do cơng nghệ (nóc, nền, khơng gian khấu, không gian thu hồi); tổn thất do nguyên nhân khác (bục nước, bùng nền, chất lượng quá xấu, giá thành khai thác quá đắt,….)
+ Tỉ lệ tổn thất: tỉ lệ tổn thất thực hiện, tỉ lệ tổn thất thiết kế của từng lò chợ. - Quy định thời hạn nộp báo cáo tổn thất.
- Quy định thời điểm kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất tình hình tổn thất thực tế tại các mỏ.
- Quy định về việc công bố và sử dụng kết quả kiểm tra để: đánh giá cán bộ lãnh đạo mỏ than, làm căn cứ khen thưởng và kỉ luật, làm căn cứ xác định thuế suất thuế tài nguyên.