4.1. Định hướng phát triển ngành than đến năm 2020 triển vọng 2030
4.1.3. Những vấn đề của ngành than cần được quan tâm từ góc độ giải pháp
tế giảm tổn thất than
Từ góc độ giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác, trong thời gian tới, ngành than cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Vấn đề tài nguyên than:
+ Tài nguyên than của cả nước đã có dấu hiệu tiệm cận đến giới hạn tiềm năng trữ lượng than sẵn có trong lịng đất (từ năm 2011 đến năm 2015 tổng TL, TN than vẫn giữ nguyên ở mức khoảng 48 tỉ tấn). Trên thực tế tổng TL, TN than có dấu hiệu suy giảm do phần trữ lượng đã khai thác hàng năm, trong khi phần tăng là phần tài nguyên chỉ mới đạt cấp dự tính và dự báo;
+ Phần trữ lượng, tài nguyên đã được thăm dò đạt cấp chắc chắn và tin cậy còn rất thấp (chỉ đạt 7,3%% trên tổng số TL, TN than) thêm vào đó, mức độ tin cậy của kết quả thăm dò còn hạn chế;
+ Tài nguyên than tại vùng Đông Bắc, là vùng mỏ truyền thống mặc dù ngày càng được thăm dò nâng cấp song vẫn còn ở mức thấp (phần tài nguyên, TL than đã thăm dò đạt cấp chắc chắn và tin cậy mới chỉ đạt 2.723.027 ngàn tấn, bằng 43,3% tổng TL, TN than trong vùng). Đặc biệt, tại vùng này TN, TL than có dấu hiệu bước vào thời kỳ suy giảm.
+ Tài nguyên than tại vùng ĐBSH tuy có tiềm năng lớn nhưng mức độ thăm dò còn rất thấp; điều kiện khai thác tại vùng ĐBSH hết sức phức tạp, đến nay vẫn chưa thể triển khai thử nghiệm khai thác theo các Quy hoạch than đã được phê duyệt nên chưa tìm được cơng nghệ khai thác thích hợp đảm bảo an toàn cho bề mặt và môi trường cũng như hiệu quả kinh tế.
- Vấn đề nhu cầu than:
+ Nhu cầu than trong nước tăng cao và đến nay đã tiệm cận đến giới hạn tối đa mức sản lượng than có thể khai thác. Theo dự báo trong Quy hoạch 403/2016 nhu cầu than trong nước đến năm 2020 là 86,4 (triệu tấn), năm 2025 là 121,5 (triệu tấn),năm 2030 là 156,6 (triệu tấn); than cho điện tương ứng là 64,1; 96,5 và 131,1(triệu tấn). Trong khi đó, sản lượng than thương phẩm trong giai đoạn đến
năm 2030 dự kiến là 47-50 (triệu tấn) vào năm 2020; 51-54 (triệu tấn) vào năm
2025 và 55-57 (triệu tấn) vào năm 2030. Như vậy, trong thời gian tới, nguồn cung than trong nước sẽ thiếu trầm trọng so với nhu cầu.
- Vấn đề giá thành than:
Giá thành than ngày càng tăng cao do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, do chính sách thuế phí tăng cao. Theo tính tốn trong QH than 403/2016 thì giá thành than bình qn tồn ngành giai đoạn 2017 - 2030 là:
Bảng 4.1: Dự báo giá thành sản xuất than giai đoạn 2017 - 2030
Năm 2017 2018 2019 2020 2025 2030 Bình quân
Giá thành SX (Nghđ/tấn) 1.568 1.580 1.595 1.611 1.718 1.918 1.702
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than 2016-2030[39]
Như vậy, chưa kể từ 1/7/2016 thuế tài nguyên than tăng thêm 3% so với trước thì giá thành than đã cao hơn giá bán than bình quân thực tế của TKV năm 2015 (1.522 ngàn đ/T) và năm 2016 (1.471,5 ngàn đ/T).
Giá thành nêu trên là giá thành bình qn của tồn ngành nói chung. Như vậy, sẽ có nhiều mỏ và nhiều khu vực mỏ (trong một mỏ) có giá thành cao hơn nhiều so với giá thành bình quân và rất cao so với giá bán bình quân thực tế. Đối với những mỏ (khu vực mỏ) đó, nếu khơng có giải pháp và chính sách hỗ trợ hợp lý thì một phần trữ lượng than rất lớn có giá thành khai thác cao sẽ bị “bỏ” lại trong lòng đất trong quá trình khai thác. Điều đó khơng những gây tổn thất thài nguyên mà còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc cung cấp than ổn định, đảm bảo an ninh năng lược quốc gia và đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế nói chung và tại vùng than nói riêng.
- Một số vấn đề khác:
+ Cán cân thương mại của nền kinh tế đang bấp bênh, chưa ổn định và nghiêng về nhập siêu, trong khi dự trữ ngoại tệ còn hạn chế.
+ Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tình hình kinh tế - xã hội - chính trị trên thế giới cịn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kể cả về cấm vận, trừng phạt kinh tế luôn xảy ra, gây tác động mạnh đến thị trường hàng hóa - thương mại, tài chính, đầu tư nói chung và thị trường năng lượng,
than, dầu khí nói riêng; điều đó gây rủi ro lớn trong việc ổn định cung cấp than và giá than nhập khẩu tăng cao như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Trong tình hình nêu trên, Nhà nước, TKV và các doanh nghiệp khai thác than cần phải có các giải pháp thích hợp để khai thác tận thu than trong nước nhằm đảm bảo cung cấp than ổn định là yêu cầu hàng đầu. Đặc biệt, Nhà nước cần có các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm giảm giá thành và hỗ trợ khai thác tận thu than trong nước trước hết vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Nếu không, để tồn tại, buộc TKV và các doanh nghiệp sẽ chỉ khai thác phần trữ lượng dễ khai thác có chất lượng tốt và tổn thất than sẽ còn tăng lên là điều khơng thể tránh khỏi, khi đó tình trạng thiếu than sẽ trầm trọng hơn, Nhà nước thất thu thuế và phải đổi mặt với nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội nghiêm trọng khác.