Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 80)

3.2. Tình hình tổn thất than trong khai thác của Tập đồn Cơng nghiệp Than-

3.2.1. Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 20

Theo các báo cáo của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, tình hình tổn thất than trong q trình khai thác của Tập đồn giai đoạn 2006 -2015 được thống kê trong bảng 3.2.

Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác ngày càng giảm, nếu như năm 2006 tỉ lệ tổn thất trong khai thác lộ thiên là 7,74%, trong khai thác hầm lị là 33,1% thì đến năm 2015 tỉ lệ tổn thất tương ứng giảm xuống còn 4,89% và 23,55%. Năm 2013, TKV yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm túc “Quy định về quản trị trữ lượng tài nguyên, sản lượng, chất lượng than nguyên khai khai

thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất than và hướng dẫn thực hiện trong Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” ban hành theo Quyết định 747/QĐ - Vinacomin ngày 7 tháng 5 năm 2013. Tỷ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò 2013 - 2014 đã ở mức dưới 25% đúng như kế hoạch mà TKV đã đưa ra. Đặc biệt, năm 2015 tỉ lệ tổn thất trong khai thác hầm lò giảm còn 23,55%, kết quả này cho thấy rõ vai trò cũng như hiệu quả của việc thực hiện quy định có tên nêu trên.

Bảng 3.2: Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2006 - 2015

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Lộ thiên 7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,75 5,33 4,89 2 Hầm lò 33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55

Nguồn: Các chỉ tiêu công nghệ của Vinacomin [42].

Tỉ lệ tổn thất than trong q trình khai thác có xu hướng giảm xuống trong thời gian qua chủ yếu là do các đơn vị sản xuất than đẩy mạnh áp dụng các công nghệ, thiết bị mới tiên tiến, hiện đại, nhờ đó nâng cao năng suất và khả năng khai thác tận thu. Cụ thể là ở các mỏ khai thác than hầm lò đã áp dụng hệ thống khai thác với công nghệ mới sử dụng các loại cột, dàn chống thủy lực, máy liên hợp đào lị, máy liên hợp khai thác (cơm bai) và hệ thống vận tải liên tục.

Hình 3.1: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò của TKV giai đoạn 2006 - 2015

Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính được cải thiện và hiệu quả kinh doanh than được nâng cao nhờ xuất khẩu than gia tăng cả về lượng và giá. Cụ thể: từ năm 2006 đến năm 2011 giá than xuất khẩu bình quân đã tăng từ 555,4 ngàn đ/tấn lên 1.922,1 ngàn đ/tấn (tăng gần 3,5 lần), đến năm 2012 do hậu quả của suy giảm kinh tế nên giá than xuất khẩu bình qn giảm xuống cịn 1.623,2 ngàn đ/tấn (vẫn cao gấp 3 lần năm 2006). Giá than xuất khẩu 2013 và 2014 tiếp tục có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, sản lượng than xuất khẩu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng than tiêu thụ những năm đầu giai đoạn phân tích. Điều đó đã tạo điều kiện cho việc tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị khai thác than theo hướng đồng bộ hóa, quy mơ công suất lớn và thủy lực hóa như đã nêu trên, đồng thời khuyến khích tăng cường khai thác tận thu than.

Tình hình tổn thất than đã đạt được sự cải thiện đáng kể, tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò năm 2015 là 23,55%, để con số này thực sự có ý nghĩa và tạo ra xu hướng giảm tỷ lệ tổn thất cho các năm tiếp theo, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cần có sự kiểm tra giám sát cụ thể đối với từng mỏ, tránh tình trạng cập nhật số liệu không đúng với thực tế khai thác. Theo kết quả điều tra khảo sát, cơng tác kiểm tra tình hình tổn thất trong nội bộ doanh nghiệp khai thác chỉ được thực hiện nhiều nhất theo q. Thậm chí có 18 ý kiến cho rằng cơng tác này chỉ được thực hiện theo năm, ngồi ra có 7 ý kiến xác định chỉ kiểm tra đột xuất hoặc không kiểm tra. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra tình hình tổn thất của cấp trên và cơ quan hữu quan đối với doanh nghiệp khai thác phần lớn là kiểm tra khơng định kì, nhiều ý kiến xác định cơng tác kiểm tra chỉ được thực hiện bởi một cấp trên mà chưa có sự kết hợp giữa cấp trên và cơ quan hữu quan để đảm bảo tính chính xác và nghiêm túc. Thực trạng đó cho thấy, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, xác nhận tình hình tổn thất nói chung và việc tính tốn tổn thất nói riêng cịn có nhiều bất cập, chưa đảm bảo chính xác và chưa phản ánh rõ các nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng. Chính vì vậy, tại nhiều khu vực mỏ hoặc nhiều mỏ hầm lò, tỉ lệ tổn thất than trong q trình khai thác cịn khá cao, đến 40-50%. Chỉ tính với tỉ lệ tổn thất 25% thì trong khai thác than hầm lị, mỗi

năm cũng bị tổn thất tối thiểu khoảng 10 triệu tấn than. Nếu tính cả tổn thất than trong khai thác lộ thiên thì số than tổn thất hàng năm bằng tổng sản lượng tiêu thụ than cho ngành điện hàng năm hiện nay. Đó là một tổn thất rất lớn về tài nguyên và kinh tế.

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất với một số chỉ tiêu kinh tế của Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam

Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác kể cả hầm lị và lộ thiên đều có xu hướng giảm, trong khi giá bán, giá thành than và tiền lương bình quân của người lao động tăng lên. Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lị giảm bình qn 1,06%/năm, từ 33,1% vào năm 2006 xuống còn 23,55% vào năm 2015. Trong khi đó, bình qn mỗi năm giá bán tăng 110 nghìn đồng/tấn, giá thành tăng 113,8 nghìn đồng/tấn, tiền lương bình quân tăng 647,5 nghìn đồng/người - tháng.

Từ các số liệu đó có thể thấy được mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất than với giá bán, giá thành và tiền lương bình quân của người lao động:

- Tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với giá bán than, giá bán than tăng lên thì tỉ lệ tổn thất sẽ giảm đi do quyết định khai thác của doanh nghiệp khai thác phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa giá thành và giá bán. Khi giá bán cao doanh nghiệp có thể khai thác cả phần trữ lượng than có giá thành cao, nhờ đó tỉ lệ tổn thất than sẽ giảm đi.

- Tỉ lệ tổn thất than tỉ lệ nghịch với tiền lương bình quân của người lao động, tiền lương bình quân càng cao, tỉ lệ tổn thất càng giảm vì tiền lương có vai trị khuyến khích người lao động trong việc khai thác tận thu than. Tuy nhiên, tiền lương lại phụ thuộc vào doanh thu than, trong trường hợp giá bán than khơng tăng thì tiền lương cũng khơng thể tăng hoặc nếu muốn tăng thì phải có nguồn hỗ trợ khác.

- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành cần được xem xét một cách đa dạng hơn, nếu xét về nguyên nhân thì giá thành cao là nguyên nhân gây ra tổn thất than vì doanh nghiệp sẽ khơng khai thác phần than có giá thành cao hơn giá bán than, nghĩa là giá thành cao thì tổn thất than cao và ngược lại. Nếu xét về tính quy luật, tỉ lệ tổn thất càng giảm thì giá thành càng cao do doanh nghiệp sẽ phải khai thác xuống sâu hơn, đi xa hơn, khai thác cả những khu vực khó khăn, vì thế giá thành khai thác sẽ tăng

lên. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá bán và giá thành, chừng nào giá thành cịn thấp hơn giá bán thì thì doanh nghiệp cịn tiếp tục khai thác để tận thu than nên giảm tỉ lệ tổn thất.

- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và lợi nhuận, nếu tính cho cả giai đoạn 10 năm thì lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 28,4 tỉ đồng/năm. Kết quả này cho thấy, tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với chỉ tiêu lợi nhuận, tức là tỉ lệ tổn thất giảm, lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, một số năm trong giai đoạn phân tích có lợi nhuận cao (năm 2008, 2010, 2011) là do sản lượng than xuất khẩu lớn, giá than xuất khẩu cao hơn khá nhiều so với giá thành (tức là chủ yếu do biến động thị trường). Nếu chỉ xét từ năm 2012 đến 2015 (khi xuất khẩu than giảm mạnh) thì lợi nhuận của TKV cũng giảm rất mạnh, bình qn giảm 1.880 tỉ đồng/năm. Như vậy, có thể thấy rằng, tỉ lệ tổn thất có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Tỉ lệ tổn thất càng thấp thì lợi nhuận càng giảm do khai thác cả phần than có giá thành cao trong khi giá bán tăng với tốc độ nhỏ hơn giá thành. Giảm tổn thất than đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm, đến một mức nào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ hơn 0 (bị lỗ), nếu muốn tiếp tục khai thác thì Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức chấp nhận được, khi đó doanh nghiệp mới có thể tiếp tục khai thác than đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc tỷ lệ tổn thất than có xu hướng giảm một phần cũng nhờ chính sách điều tiết tơ mỏ của TKV, cụ thể là do các mỏ khác nhau có điều kiện địa chất, tự nhiên, quy mô trữ lượng, chất lượng tài nguyên khác nhau nên mức độ khó khăn, thuận lợi khác nhau dẫn đến giá than, giá thành, hiệu quả khác nhau, cho nên cần phải điều tiết tơ mỏ chênh lệch giữa các mỏ, trong đó có cả việc tăng lương cao cho cơng nhân khai thác hầm lị mặc dù năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động của các mỏ lộ thiên. Tuy nhiên, mức độ điều tiết tô mỏ chênh lệch cũng chỉ hạn chế trong phạm vi cho phép tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa giá bán bình quân và giá thành bình qn của tồn TKV. Chẳng hạn như từ năm 2015 do giá bán than giảm nên việc điều tiết tô mỏ chênh lệch đã bị hạn chế đáng kể, chủ yếu chỉ tập trung vào hỗ trợ tăng lương cho cơng nhân hầm lị.

Giá thành than thời gian qua tăng cao chủ yếu là do giá các loại đầu vào tăng, thuế phí tăng và điều kiện khai thác khó khăn hơn làm cho chi phí đầu tư, chi phí khai thác tăng cao, kể cả do đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao công suất, năng suất, mức độ an toàn và hệ số thu hồi than, tức giảm tỉ lệ tổn thất than.

Vấn đề đáng lưu ý về giá thành là theo quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ) giá thành than bình quân trong giai đoạn 2016 - 2030 theo dự tính sẽ ở mức 1.702 ngàn đ/tấn, cao hơn giá bán bình quân năm 2015 của TKV đến 11,8%. Điều đó càng cho thấy sự cấp thiết đối với việc giảm giá thành than.

Trong thực tế, tỉ lệ tổn thất than, giá bán, giá thành than, tiền lương bình quân và lợi nhuận chịu tác động của rất nhiều yếu tố đan xen nhau, cho nên mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất than và giá bán, giá thành than, tiền lương bình quân, lợi nhuận cũng sẽ bị tác động theo và có thể khơng hồn tồn chặt chẽ. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích các mối quan hệ nêu trên, có thể khẳng định là để giảm tỉ lệ tổn thất than trong khai thác về phương diện kinh tế cần phải: Tăng giá bán than, giảm giá thành than, tăng tiền lương bình quân thậm chí cần có chính sách hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp khai thác.

Bảng 3.3: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác và một số chỉ tiêu kinh tế của TKV giai đoạn 2006 - 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 1 Giá thành tiêu thụ Nghìn đồng/tấn 437,1 476,4 696,2 667,5 939,2 1116,6 1233,5 1280,2 1430,5 1461,5 113,8 2 Giá bán bình quân Nghìn đồng/tấn 486,9 551,9 986,6 822,2 1171,1 1459,5 1431,8 1430,3 1518,5 1522,1 115,0 3 Lợi nhuận trước

thuế Tỉ đồng 1.877 3.148 10.280 6.575 9.995 14.985 7.773 5.809 3.054 2.133 28,4 4 Tiền lương bình quân Nghìn đồng/ người- tháng 3.765 4.470 5.697 5.996 7455 8580 7750 8242 8800 9593 647,5 5 Tỉ lệ tổn thất - Lộ thiên % 7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,96 5,33 4,89 -0,32 - Hầm lò % 33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55 -1,06

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm khối kinh tế tổng hợp của TKV.

3.2.3. Phân tích tình hình tổn thất than của các cơng ty than hầm lị thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Từ năm 2013 đến năm 2015, với sự quyết tâm của toàn Tập đoàn, tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò đã giảm khá mạnh. Tỉ lệ tổn thất công nghệ trong khai thác hầm lò của TKV giảm từ 26,4% vào năm 2013 xuống còn 23,55% vào năm 2015, tổn thất công nghệ giảm là do các công ty than đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ khai thác phù hợp nhằm giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Số liệu về tỉ lệ tổn thất công nghệ và tỉ lệ tổn thất kế hoạch của từng công ty cũng như của TKV rất sát nhau, điều đó cho thấy TKV mới chỉ tập trung kiểm sốt tổn thất cơng nghệ, mục tiêu đưa tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò về dưới 25% được đặt ra dựa trên báo cáo về tổn thất cơng nghệ mà chưa tính đến tổn thất khác.

Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thất khác của TKV hàng năm khá cao, dao động từ 2% đến 4%. Như vậy, nếu tính đầy đủ, tỉ lệ tổn thất than hàng năm vẫn đang cao hơn mức 25% theo kế hoạch của TKV, năm 2015 là năm có tỉ lệ tổn thất thấp nhất với 26,04%.

24,11 24,89 23,41 23,08 23,66 24,71 20,62 23,94 23,29 25,32 17,68 0,99 4,16 5,35 1,05 0,38 2,8 3,44 3,81 0,6 0,82 4,92 0 5 10 15 20 25 30 35 Thống Nhất Nam Mẫu Quang Hanh Mơng Dương Mạo Khê ng Bí Dương Huy Hà Lầm Hạ Long Vàng Danh Hồng Thái Tổn thất khác Tổn thất CN %

Bảng 3.4: Tình hình tổn thất than của một số cơng ty than hầm lị thuộc TKV

ĐVT:%

TT Công ty

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổn thất CN Tổn thất khác Tổn thất TH Tổn thất KH (QĐ 256) Tổn thất CN Tổn thất khác Tổn thất TH Tổn thất KH (QĐ 416) Tổn thất CN Tổn thất khác Tổn thất TH Tổn thất KH (QĐ 2178) 1 Thống Nhất 25,08 2,3 26,77 25,13 24,28 0,89 24,05 24,3 24,11 0,99 24,86 24,12 2 Nam Mẫu 25,95 2,15 28,11 25,15 24,24 13,03 32,97 33,44 24,89 4,16 27,88 24,76 3 Quang Hanh 16,04 12,47 28,52 23,65 23,43 7,53 29,38 23,7 23,41 5,35 27,51 23,41 4 Mông Dương 24,55 6,87 29,72 26,78 22,61 7,51 28,02 23,49 23,08 1,05 24,13 23,09 5 Mạo Khê 23,77 5,09 27,46 25,8 24,28 1,45 25,73 24,32 23,66 0,38 24.04 23,67 6 ng Bí 24,06 3,04 27,1 25,08 24,04 2,43 25,85 24,05 24,71 2,8 26,76 24,78 7 Dương Huy 21,87 1,8 23,67 22,94 22,21 2,79 25 22,92 20,62 3,44 23,36 20,99 8 Hà Lầm 24,4 1,77 26,17 24,46 24,17 0 24,17 24,19 23,94 3,81 27,75 24,11 9 Hạ Long 25,16 4,8 28,71 26,29 23,72 1,29 25,6 25,47 23,29 0,6 23,75 23,51 10 Vàng Danh 26,82 1,25 28,07 26,87 26,5 0,66 27,16 26,54 25,32 0,82 25,93 25,36 11 Hồng Thái 20,95 0,93 21,88 23,91 20,15 2,68 22,83 20,19 17,68 4,92 21,54 21,46 TOÀN NGÀNH 24,6 3,44 28,04 24,97 24,13 3,57 27,7 24,41 23,55 2,49 26,04 23,89

Xét riêng cho năm 2015, cơng ty than Vàng Danh có tỉ lệ tổn thất công nghệ cao nhất (25,32%) do điều kiện địa chất phức tạp và ngày càng khai thác xuống sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)