Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 69)

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang ngày càng suy giảm theo hướng cạn kiệt. Chính vì vậy, làm thế nào để khai thác hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài ngun khống sản của mình là vấn đề được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Để quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, các quốc gia đã áp dụng đa dạng các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế tổn thất tài nguyên, trong đó có các giải pháp về kinh tế.

Cũng như ở Việt Nam, các nước trên thế giới sử dụng chính sách thuế tài ngun để thể hiện vai trị sở hữu tồn dân mà nhà nước là đại diện về tài nguyên khoáng sản, tăng thu ngân sách đồng thời là công cụ để quản lý, giám sát hoạt động khai thác tài ngun nói chung và tài ngun khống sản nói riêng. Quy định quản trị tổn thất than của một số nước đề cập đến các quy định về tỉ lệ tổn thất, chế tài thưởng phạt, công tác thanh kiểm tra tổn thất than. Như vậy, chính sách thuế tài nguyên và quy định quản trị tổn thất than đã phản ánh khá rõ một số nội dung cơ bản của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than. Có thể nói thêm rằng, tổn thất than và các vấn đề liên quan là vấn đề rất nhạy cảm, nhất là đối với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp, các nước trên thế giới không công bố rộng rãi số liệu thống kê cũng như các cơng trình nghiên cứu cụ thể về tổn thất than. Chính vì

vậy, kinh nghiệm nước ngồi giới thiệu trong luận án còn chưa thực sự phong phú nhưng từ đó vẫn có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản trị tổn thất than.

2.3.1. Chính sách thuế đối với khai thác than của một số nước trên thế giới

Từ bảng tóm tắt về thuế của một số nước trên thế giới có thể thấy, phần lớn các nước chỉ thu một loại thuế với tên thuế khác nhau nhưng về bản chất đều là thu thuế tài nguyên. Trong các nước đó, hầu hết các nước đều đánh thuế theo doanh thu với mức thuế suất phổ biến là 3%, cá biệt có một số nước thu thuế với mức cao hơn như Bang Brittis Columba áp dụng thuế suất 13%, Bang Federal Land của Mĩ áp dụng mức 12,5%, Ghana áp dụng mức 5%. Một số ít các nước thu thuế theo lợi nhuận như Australia, Canada, Chile, Mĩ, Peru với thuế suất nhỏ hơn 16%. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga thu thuế tài nguyên theo đơn vị sản phẩm với mức thu quy đổi ra VNĐ chỉ ở khoảng 4.000 đồng/tấn đến 30.000 đồng/tấn.

Trong số các nước thống kê trong bảng tóm tắt, có một số nước thu thêm các khoản thuế khác như Australia, Trung Quốc, Ấn độ, Philippines với cơ sở tính thuế đa dạng có thể thu theo lợi nhuận, doanh thu hoặc diện tích thăm dị.

Đặc biệt, khá nhiều nước sử dụng chế độ ưu đãi về thuế với mục đích khuyến khích sản xuất tại các mỏ có điều kiện khai thác khó khăn hoặc khuyến khích sử dụng cơng nghệ mới nhằm giảm tổn thất tài nguyên. Cụ thể:

Tại Australia [56], [60] các mỏ nhỏ có lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn 75.000$ được miễn thuế, một số mỏ có quy mơ lớn nhưng điều kiện sản xuất khó khăn thuế suất phải nộp là 22,5% lợi nhuận trước thuế (thuế suất trong trường hợp bình thường là 30% lợi nhuận trước thuế).

Brazill [57], [60] thì tập trung thu thuế tài nguyên đối các mỏ lớn, các mỏ có quy mơ nhỏ được miễn thuế. Tại một số bang của Brazill thuế suất được giảm để tránh gánh nặng quá lớn nhằm đáp ứng những đặc thù trong khai thác mỏ và để kích thích sản xuất làm tăng sản phẩm khai thác đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên than hữu hạn, mức giảm cao nhất lên tới 70% tại Bang Minas Grerais.

chi trả của từng mỏ nhằm phát triển bền vững ngành khai thác khống sản nói chung và khai thác than nói riêng.

Chile [60], [61] đánh thuế tài nguyên theo lợi nhuận trước thuế có điều chỉnh (Adjust Profit before tax-Adjust PBT) các mỏ có sản lượng dưới 12 nghìn tấn được miễn thuế.

Bảng 2.2: Tóm tắt về chính sách thuế đối với than của một số nước trên thế giới

TT Quốc gia Tên thuế Phạm vi

áp dụng

Cơ sở tính

thuế Thuế suất Ưu đãi

1 Argentina Mining Royalties Theo khu vực Giá trị KS tại cửa mỏ 3% Không rõ 2 Australia

State Royalties Quốc gia Doanh thu DT:7%- 10% Có Minerals Resource rent tax Quốc gia Lợi nhuận LN: 22,5%

3 Brazill

Compensation for the Exploitation of minerals

resources

Bang Doanh thu

điều chỉnh 2%

Không rõ

4 Canada Mining tax Bang

Doanhthu thuần Lợi nhuận TT DT:13% LN:5%-16% Có

5 Chile Specific Mining tax Liên bang

Lợi nhuận

TT 0% - 14% Có

6 China

Resource tax Tỉnh Đơn vị sản phẩm

2 NDT - 8 NDT/tấn

Có Compensation for Mineral

Resouce Tỉnh

Lợi nhuận (Doanh

thu)

0,5-4%

Royalties fee of Exploitation

Right Tỉnh

Diện tích

mỏ 100 NDT/km 2

7 India Royalties Liên bang Đơn vị sản phẩm 55Rup+5%.P 130Rup+ %.P Không rõ

TT Quốc gia Tên thuế Phạm vi áp dụng

Cơ sở tính

thuế Thuế suất Ưu đãi

8 Indonesia Royalty Chính phủ Doanh thu 3% - 7% Không rõ 9 Philippines Royalties to mineral reservations Liên

bang Doanh thu 5%, 1%

Có Excise tax Liên

bang Đơn vị sản phẩm PhD10/metric tone Royalties to indigenous

cultural comunities Liên ban Doanh thu 1% 10 Rusia Mining Extraction tax Liên

bang Đơn vị sản phẩm 11 RUB - 57RUB/tấn Không rõ 12 United State Royalty Liên bang, Tiểu bang Doanh thu, Lợi nhuận TT DT:8%- 12,5% LN: 2% - 5% Không rõ

13 Congo Mining Royalty Tiểu

bang Doanh thu 3%

Không rõ 14 Ghana Mining Royalties Liên

bang Doanh thu 5%

Không rõ 15 Kazakhstan MiningExtractiontax Liên

bang Giá trị mỏ 0%

Không rõ 16 Peru Mining Royalty Liên

bang Lợi nhuận TT 1% - 12% Không rõ 17 South

Africa Mining Royalty

Liên bang Doanh thu điều chỉnh 0,5% - 7% Không rõ 18 Tanzania Mining Royalties Liên

bang Doanh thu 3%

Không rõ

Nguồn: Corporate income taxes, Mining royalties and other mining taxes-A summary of rates and

Trung Quốc [60] thu thuế theo đơn vị sản phẩm, các mỏ sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo giảm tổn thất than được giảm từ 25% đến 50% số tiền thuế phải nộp.

Canada [60], để khuyến khích phát triển mỏ mới, tại bang British Columba thuế tài nguyên được thu 2% doanh thu. Ngoài ra, tại bang Ontario, các mỏ hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, thời gian khai thác không liên tục được giảm thuế, các mỏ hoạt động ở vùng sâu, vùng xa điều kiện khai thác khó khăn được miễn thuế, thời gian miễn có thể được kéo dài tới 10 năm.

Thực tiễn về chính sách thuế tài nguyên của một số nước trên thế giới cho thấy các nước trên thế giới thu thuế tài nguyên với mức khá thấp có kèm theo các ưu đãi nhất định, một số nước thu thêm các loại thuế khác nhưng với mức thu khơng cao. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dưới góc độ sử dụng thuế tài nguyên để quản lý hoạt động khai thác than.

2.3.2. Quy định quản trị tổn thất than trong khai thác

Song song với việc sử dụng chính sách thuế tài nguyên để quản lý hoạt động khai thác than, các nước trên thế giới còn đưa ra những quy định rất chặt chẽ đối với công tác quản trị tổn thất than. Dưới đây là quy định về quản trị tổn thất than của một số nước:

2.3.2.1. Trung Quốc [50], [54]

Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất thế giới với 3,68 tỉ tấn vào năm 2015, tốc độ tăng bình quân là 0,19 tỉ tấn/năm. Ngành khai thác than Trung Quốc có từ lâu đời, phát triển rất nhanh và mạnh nhưng có tới 95% lượng than được khai thác bằng phương pháp truyền thống - phương pháp đào mỏ. Chính vì vậy, cơng tác quản trị tổn thất than tại Trung Quốc được thực hiện rất chặt chẽ nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên than. Điều này thể hiện qua những văn bản pháp luật mà Trung Quốc ban hành qua các thời kỳ, văn bản gần nhất là “Quy định tạm thời quản lý tỉ lệ thu hồi sản xuất than”, bắt đầu thi hành từ 9/1/2013. Theo văn bản này, công tác quản trị tổn thất than của Trung Quốc có khá nhiều điểm cụ thể:

Trung Quốc thiết lập và quy định tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi cho từng khu mỏ theo chiều dầy của vỉa than và yêu cầu các doanh nghiệp khai thác nghiêm chỉnh chấp hành. Trong quá trình khai thác, giám đốc doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tỉ lệ thu hồi của mỏ. Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ doanh nghiệp khai thác phải bố trí nhân viên phụ trách về tổn thất than, lập bảng biểu hợp lý, ghi chép số liệu liên quan đến tổn thất than và báo cáo theo tháng, quý, năm.

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi các khu mỏ của Trung Quốc

TT

Mỏ hầm lò Mỏ lộ thiên

Chiều dày vỉa, m

Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, %

Chiều dày vỉa, m

Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, %

1 ≤1,3 ≥85 ≤1.3 ≥70

2 1,3÷3,5 ≥80 1.3-3.5 ≥80

3 ≥3,5 ≥75 3.5-6.0 ≥85

4 ≥6.0 ≥95

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thu hồi than trong quá trình khai thác tại Trung Quốc được thực hiện định kì theo tháng và khơng định kì. Kết quả kiểm tra được công bố rộng rãi và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Về chế tài thưởng, phạt liên quan đến tổn thất than, Trung Quốc sử dụng kết quả kiểm tra về tỉ lệ thu hồi để đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên, công nhân trực tiếp khai thác và xác định thuế tài nguyên. Nếu doanh nghiệp có tỉ lệ thu hồi thực tế lớn hơn tiêu chuẩn quy định doanh nghiệp sẽ được khen thưởng. Ngược lại, nếu tỉ lệ thu hồi than thực tế thấp hơn quy định do cơng tác thiết kế thì có thể hạ cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận năng lực. Nếu tỉ lệ thu hồi than thấp hơn quy định do khai thác mà khơng thể khắc phục có thể thu hồi giấy phép khai thác. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp khai thác than vi phạm một trong các điều như: bỏ đi khơng khai thác vỉa có khả năng khai thác; vi phạm trình tự khai thác; giữ lại trụ bảo vệ than không phù hợp các quy định liên quan; báo cáo tỉ lệ thu hồi không đúng quy định và thời hạn… có thể phạt 3 vạn NDT và truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3.2.2. Slovakia [51]

Slovakia là nước sản xuất và tiêu thụ than với quy mô khá nhỏ, sản lượng than khai thác trong nước hàng năm khoảng 2,4 triệu tấn, sản lượng than tiêu thụ khoảng 2,8 triệu tấn. Mặc dù không phải là nước giàu tài nguyên than, quy mô sản xuất than không lớn, nhưng Slovakia đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tận thu tối đa tài nguyên than. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn bản luật và dưới luật của nước này. Sau khi tìm hiểu các văn bản có liên quan đến mức độ thu hồi trong khai thác than của Slovakia nhận thấy có những điểm quan trọng sau đây:

Slovakia hướng dẫn các mỏ xác định hệ số thu hồi tối thiểu VT, trong quá trình khai thác nếu mỏ có hệ số thu hồi nhỏ hơn VT thì giám đốc mỏ chịu hồn tồn trách nhiệm. Bên cạnh đó, Chính phủ Slovakia u cầu các mỏ theo dõi, thống kê, lập báo cáo về hệ số thu hồi và tổn thất chi tiết theo không gian, thời gian và phương pháp khai thác, trữ lượng than suy giảm theo quá trình khai thác phải được theo dõi đến khi kết thúc khu vực khai thác.

Như vậy, công tác quản trị tổn thất than của Trung Quốc cũng như của Slovakia có nhiều điểm rất rõ ràng từ quy định chung, các tiêu chuẩn về tỉ lệ thu hồi đến cơng tác kiểm tra giám sát tình hình thu hồi trong quá trình khai thác than. Đặc biệt, các nước nói trên đã sử dụng hệ số thu hồi than trong quá trình khai thác để đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp và xây dựng chế tài thưởng phạt có liên quan đến tổn thất than. Những quy định cụ thể đó đối với cơng tác quản trị tổn thất than sẽ là bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong công tác quản trị tài nguyên than nói chung và cơng tác quản trị tổn thất than nói riêng.

2.3.3. Bài học tham khảo cho Việt Nam từ kinh nghiệm của nước ngoài

Qua nghiên cứu về thuế tài nguyên và quy định quản trị tổn thất than của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học tham khảo cho Việt Nam.

Việt Nam có nguồn tài nguyên than hạn chế, trong khi nhu cầu than của nền kinh tế ngày càng tăng cao và đóng vai trị rất quan trọng trong đảm bảo an ninh

năng năng lượng quốc gia trong bối cảnh các nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp truyền thống khác đã khai thác đến mức giới hạn, việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới cịn gặp nhiều khó khăn, cho nên cần phải tăng cường thực hiện chính sách khai thác tận thu tối đa than, khoáng sản như đã quy định trong Luật Khoáng sản.

Trên cơ sở đó, Việt Nam nên chọn căn cứ tính thuế và mức thuế suất thuế tài nguyên, bao gồm cả tiền cấp quyền khai thác phù hợp theo hướng tận thu tối đa tài nguyên than và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong lâu dài. Việc lựa chọn dựa trên cơ sở hiệu quả tổng hợp từ việc sử dụng than trong nền kinh tế quốc dân (giống như các nước nhập khẩu than) thay vì tận thu tài chính cho ngân sách nhà nước trước mắt để vừa đảm bảo thu ngân sách vừa đảm bảo mục tiêu quản lý tổn thất than.

Mức thuế suất ở Việt Nam cần được xác định phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, hiệu quả kinh tế - xã hội của khai thác than và đảm bảo không là gánh nặng về kinh tế cho các doanh nghiệp khai thác than hiện nay. Đồng thời mức thuế suất phải đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác thuận lợi hay khó khăn của mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Các mỏ than ở nước ta có những điểm khác biệt nhất định về điều kiện khai thác, quy mô trữ lượng và chất lượng tài nguyên than, vị trí địa lý, vì vậy chế độ miễn giảm thuế cần được cân nhắc và xem xét kết hợp với các giải pháp khác, tránh chồng chéo dẫn đến thất thu về thuế mà vẫn không đảm bảo được mục tiêu quản lý tài nguyên than.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng quy định quản trị tổn thất than thật cụ thể với việc thiết lập định mức tỉ lệ thu hồi, quy định đối tượng chịu trách nhiệm về tổn thất, quy định rõ mức độ thưởng phạt và định kì tổ chức kiểm tra, kiểm soát tỉ lệ tổn thất lấy kết quả kiểm tra để đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức khen thưởng, xử phạt nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong công tác giảm tổn thất.

Kết luận chương 2

Trong chương này cơ sở lý luận về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã được hệ thống hóa một cách chi tiết. Từ những nội dung đó có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

- Tổn thất than có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế khai thác đến tiêu thụ than và do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có các nguyên nhân kinh tế,

- Khái niệm về tổn thất cũng như phương pháp xác định tỉ lệ tổn thất cần được thống nhất để xác định tỉ lệ tổn thất chính xác hơn,

- Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cần phải đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản để tác động đúng và đầy đủ tới các đối tượng thụ hưởng có liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)