4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nước
4.2.4. Xây dựng chế tài thưởng, phạt đối với tổn thất than
4.2.4.1. Nội dung của giải pháp
Với quan điểm tài nguyên than là tài sản của nhân dân mà Nhà nước đại diện là chủ sở hữu. Khi tài nguyên than được giao cho các doanh nghiệp để huy động vào khai thác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và khai thác tối đa trữ lượng than được giao. Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả luận án cũng như của hầu hết các chuyên gia được điều tra khảo sát về đề xuất thưởng phạt đối với tổn thất than, cần phải có cơ chế thưởng, phạt cụ thể với những quy định chặt chẽ để khuyến khích cũng như bắt buộc các doanh nghiệp khai thác tiết kiệm, hợp lý trữ lượng than đã được huy động. Về phía Nhà nước, giải pháp này được đề xuất qua hai hình thức:
a. Thưởng, phạt bằng tiền
Thưởng
Trong khai thác than, doanh nghiệp khai thác phải tuyệt đối tuân thủ thiết kế đã được duyệt trong đó có tỉ lệ tổn thất theo thiết kế. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể có nhiều sáng kiến khác nhau trong khai thác nhằm thu hồi tối đa tài ngun than trong lịng đất. Chính vì vậy, để ghi nhận, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong việc giảm tổn thất than Nhà nước cần có cơ chế thưởng đối với các doanh nghiệp khai thác. Khi có tỉ lệ tổn thất thực tế ( TT
TT
K ) thấp hơn tỉ lệ tổn thất theo thiết kế đã duyệt ( TK
TT
K ) doanh nghiệp khai thác sẽ được thưởng một khoản tiền nhất định dựa trên sản lượng than thu hồi thêm và giá trị thưởng của 1 tấn than thu hồi thêm.
Sản lượng than thu hồi thêm được xác định dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế và tỉ lệ tổn thất theo thiết kế đã duyệt và trữ lượng than huy động khai thác trong kì.
Giá trị thưởng đối với 1 tấn than thu hồi thêm là giá trị tự nhiên của 1 tấn than (tính theo cơng thức 2.13) trừ đi thuế tài nguyên. Giá trị thưởng khơng bao gồm thuế tài ngun vì phần than thu hồi thêm so với thiết kế doanh nghiệp đã được miễn thuế tài nguyên (theo công thức 4.3).
D (KTK TT) ( ) T TT TT TH TN M K Q G C ,đ (4.4) ( ) T THT TN M Q G C , đ (4.5) Trong đó:
MT: Giá trị thưởng cho doanh nghiệp khi khai thác được nhiều than hơn so với thiết kế được duyệt, đ
TK TT
K : Tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế được duyệt, %
TT TT
K : Tỉ lệ tổn thất than thực tế trong năm, %
QTHĐ: Trữ lượng than huy động để khai thác trong năm, tấn
QTHT: Khối lượng than khai thác thêm so với thiết kế được duyệt, tấn G: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đ/tấn
CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 đơn vị sản phẩm, đ/tấn Phạt
Trong quá trình khai thác, doanh nghiệp để tỉ lệ tổn thất than thực tế cao hơn so với tỉ lệ tổn thất theo thiết kế được duyệt nghĩa là một phần trữ lượng than đã bị mất đi và vĩnh viễn không thể lấy lại được nữa. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã làm mất tài sản mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp phải nộp một khoản tiền phạt tương ứng để đền bù thiệt hại. Khoản tiền phạt được xác định dựa trên phần trữ lượng than bị mất đi và giá trị thiệt hại của 1 tấn than.
Phần trữ lượng than bị mất đi được tính tốn dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế, tỉ lệ tổn thất theo thiết kế và trữ lượng than huy động khai thác.
Giá trị thiệt hại của một tấn than là giá trị tự nhiên của 1 tấn than (tính theo cơng thức 2.13) trừ đi thuế tài nguyên bình quân của 1 tấn than.
Giá trị phạt được xác định theo công thức:
(KTT TK) ( ) P TT TT THD TN M K Q G C , đ (4.6) ( ) P M TN M Q G C , đ (4.7) Trong đó:
MP: Giá trị phạt do để xảy ra tổn thất cao hơn so với thiết kế đã duyệt, đồng QM: Khối lượng than bị mất đi khi tổn thất cao hơn so với thiết kế đã duyệt, tấn
G: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đ/tấn
CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 đơn vị sản phẩm, đ/tấn
,
TT TK TT TT
K K , QTHĐ: Tương tự như trong công thức 4.4
b. Thưởng, phạt thông qua thuế suất thuế tài nguyên
Theo hình thức này, thay vì thưởng, phạt trực tiếp bằng tiền, doanh nghiệp khai thác phải nộp thuế tài nguyên với thuế suất T’ thấp hơn hoặc cao hơn thuế suất theo quy định T.
T’ được xác định theo nguyên tắc: Giá trị thuế được giảm bằng giá trị của
phần than thu hồi thêm, giá trị thuế phải nộp thêm bằng giá trị của phần than bị mất đi do không khai thác đủ than theo thiết kế. Giá trị của phần than thu hồi thêm hay phần than bị mất đi được xác định dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế, tỉ lệ tổn thất thiết kế (tỉ lệ thu hồi thực tế, tỉ lệ thu hồi thiết kế) và giá trị tự nhiên của 1 tấn than trừ thuế tài nguyên bình quân 1 tấn than.
Phương pháp xác định T’:
Tiền thuế tài nguyên doanh nghiệp khai thác phải nộp theo quy định:
TK
THD TH
TNQ P T K (4.8) Tiền thuế tài nguyên doanh nghiệp khai thác phải nộp khi gắn với tổn thất than:
' TK
tt THD TH
TN Q P T K (4.9) Giá trị của phần than thu hồi thêm hoặc giá trị của phần than bị mất đi khi tỉ lệ tổn thất thức tế nhỏ hơn hay lớn hơn so với thiết kế:
(KTK TT) (G ) TH TH THD TN L K Q C (4.10) Từ (4.8), (4.9) và (4.10) ta có phương trình: ' (K ) ( ) TK TK TK TT THD TH THD TH TH TH THD TN TN Q P T K Q P T K K Q G C ' (K ) ( ) 100 (100 ) TT TK TT TT TN TN TK TT K G C T T P K (4.11) ' T T T (K ) ( ) 100 (100 ) TT TK TT TT TN TN TK TT K G C T P K
Trong đó:
QTHD: Trữ lượng than huy động để khai thác, tấn P: Giá bán than nguyên khai, đồng/tấn
TK TT K : Tỉ lệ tổn thất theo thiết kế, % TT TT K : Tỉ lệ tổn thất thực tế, %
T: Thuế suất thuế tài nguyên đối với than theo quy định hiện hành, % T’: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất, %
ΔT: Phần thuế suất tăng (giảm) theo tỉ lệ tổn thất, % GTN: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đồng/tấn
CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 tấn than, đ/tấn
Công thức 4.11 cho thấy, nếu tỉ lệ tổn thất thực tế cao hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế thì T’>T. Ngược lại, tỉ lệ tổn thất thực tế thấp hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế thì T’<T.
Thưởng, phạt về tổn thất than thông qua thuế suất thuế tài nguyên là phương án khá phức tạp, tuy nhiên khi áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác có thể sử dụng ý tưởng, công thức xác định T’ kết hợp với số liệu thực tế của các doanh nghiệp để đưa ra các mức thuế suất khác nhau gắn với phần chênh lệch giữa tỉ lệ tổn thất thực tế và tỉ lệ tổn thất thiết kế:
Bảng 4.6: Định mức thuế suất thuế tài nguyên than gắn với tổn thất than
ĐVT:% Nhóm mỏ TK TT TT TT K K …. -2% -1% 0 1% 2% ….. 1 Rất thuận lợi T 2 Thuận lợi T 3 Bình thường T 4 Khó khăn T 5 Rất khó khăn T
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác, Nhà nước phải có cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh. Với các căn cứ và hình thức thưởng, phạt đề xuất ở trên, doanh nghiệp khai thác sẽ tìm biện pháp để khai thác tối đa trữ lượng than đã huy động vào khai thác. Hơn nữa, áp dụng giải pháp này, các doanh nghiệp sẽ kê khai đúng sản lượng thực tế đã khai thác được trong kì do liên quan chặt chẽ với trữ lượng than huy động và số tiền thưởng, phạt. Điều này là cơ sở tạo nên minh bạch hóa trong khai thác khoáng sản - mục tiêu mà rất nhiều nước trên thế giới đang hướng tới trong đó có Việt Nam.
4.2.4.2. Xác định mức thưởng, phạt cho một số cơng ty than hầm lị thuộc TKV a. Thưởng, phạt bằng tiền
Mức thưởng, phạt đối với một số cơng ty than hầm lị thuộc TKV được xác định dựa trên số liệu trong bảng 02b-TT-HL-TH năm 2015. Số liệu sử dụng để xác định giá trị thưởng, phạt là số liệu bình quân của 3 mỏ Suối Lại, Vàng Danh và Mông Dương II như đã tính tốn trong bảng 4.4. Kết quả tính tốn được thể hiện trong bảng 4.7 dưới đây:
Bảng 4.7: Giá trị thưởng, phạt của một số mỏ than hầm lị năm 2015 TT Cơng ty QTHĐ TT Công ty QTHĐ Tỉ lệ tổn thất thiết kế (KTTTK) Tỉ lệ tổn thất thực tế (KTTTT) TK TT TT TT K K QM(-), QTHT (+) Gđv Gđv-tTN Thưởng (+) Phạt (-) ĐVT Tấn % % % Tấn Đồng/tấn Đồng/tấn Triệu đồng 1 Thống Nhất 1.665.700 24,12 24,86 -0,74 -12.326 152.962 49.273 -607 2 Nam Mẫu 2.162.867 26,16 28,16 -2,00 -43.257 152.962 49.273 -2.131 3 Quang Hanh 1.186.286 23,41 27,51 -4,10 -48.638 152.962 49.273 -2.397 4 Mông Dương 1.055.800 23,09 24,13 -1,04 -10.980 152.962 49.273 -541 5 Mạo Khê 1.497.594 23,68 24,04 -0,36 -5.391 152.962 49.273 -266 6 ng Bí 1.073.330 24,78 26,76 -1,98 -21.252 152.962 49.273 -1.047 7 Dương Huy 1.489.650 24,76 23,36 1,40 20.855 152.962 49.273 1.028 8 Hà Lầm 1.528.807 24,11 27,75 -3,64 -55.649 152.962 49.273 -2.742 9 Hạ Long 1.575.723 23,51 23,75 -0,24 -3.782 152.962 49.273 -186 10 Vàng Danh 2.857.590 26,03 25,93 0,10 2.858 152.962 49.273 141 11 Hồng Thái 987.579 23,78 21,54 2,24 22.122 152.962 49.273 1.090 Tổng 17.080.926 -155.441 -7.659
Công ty than Quang Hanh có tỉ lệ tổn thất thực tế cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch với 4,1%, tương đương với 48.638 tấn than, vì vậy theo cách tính mức thưởng phạt, công ty này bị phạt 2,397 tỉ đồng. Ngược lại, Công ty than Hồng Thái giảm tổn thất so với kế hoạch 2,24% tương đương 22.122 tấn than và được thưởng 1,09 tỉ đồng.
Như đã biết, nguyên nhân gây ra tổn thất phần lớn phụ thuộc và điều kiện địa chất tự nhiên và cơng nghệ khai thác, vì vậy, điều kiện quan trọng nhất để thực hiện giải pháp là phải xác định được một cách chính xác tỉ lệ tổn thất kế hoạch (tỉ lệ tổn thất theo thiết kế). Muốn vậy, kết quả thăm dò cũng như kết quả đo đạc nghiệm thu phải có sai số ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, cơng tác thanh kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên nghiêm túc để đảm bảo phản ánh chính xác tình hình thực tế, mức thưởng phạt được xác định một cách tin cậy.
b. Gắn thuế suất thuế tài nguyên với tỉ lệ tổn thất than
Sử dụng số liệu năm 2015 của một số cơng ty than hầm lị thuộc TKV, tính tốn được thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than như sau:
Bảng 4.8: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất của một số cơng ty than hầm lị thuộc TKV TT Công ty Tỉ lệ tổn thất thiết kế (KTTTK) Tỉ lệ tổn thất thực tế (KTTTT) TT TT K - TK TT K GTN-tTN ΔT T' 1 Thống Nhất 24,12 24,86 0,74 49.273 0,03 10,03 2 Nam Mẫu 26,16 28,16 2 49.273 0,09 10,09 3 Quang Hanh 23,41 27,51 4,1 49.273 0,17 10,17 4 Mông Dương 23,09 24,13 1,04 49.273 0,04 10,04 5 Mạo Khê 23,68 24,04 0,36 49.273 0,02 10,02 6 ng Bí 24,78 26,76 1,98 49.273 0,08 10,08 7 Dương Huy 24,76 23,36 -1,4 49.273 -0,06 9,94 8 Hà Lầm 24,11 27,75 3,64 49.273 0,15 10,15 9 Hạ Long 23,51 23,75 0,24 49.273 0,01 10,01 10 Vàng Danh 26,03 25,93 -0,1 49.273 -0,004 9,996 11 Hồng Thái 23,78 21,54 -2,24 49.273 -0,09 9,91
Từ số liệu chi tiết ở trên, khi phân chia được các nhóm mỏ, xác định được thuế suất thuế tài nguyên quy định cho từng nhóm mỏ có thể lập được bảng định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than. Bảng định mức dưới đây được lập dựa trên số liệu giả định tính tốn được của 3 mỏ Suối Lại, Mông Dương, Vàng Danh.
Bảng 4.9: Định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than cho các nhóm mỏ hầm lị TT Nhóm mỏ Tỉ lệ tổn thất thực tế (KTTTT) - tỉ lệ tổn thất thiết kế (KTTTK) ≥-5% ≥-4% ≥-3% ≥-2% ≥-1% 0 ≤ 1% ≤ 2% ≤ 3% ≤ 4% ≤ 5% 1 Thuận lợi 11,75 11,8 11,85 11,9 11,95 12 12,05 12,1 12,15 12,2 12,3 2 Bình thường 8,75 8,8 8,85 8,9 8,95 9 9,05 9,1 9,15 9,2 9,25 3 Khó khăn 5,75 5,8 5,85 5,9 5,95 6 6,05 6,1 6,15 6,2 6,25
Do hiện nay TKV chưa có những quy định chi tiết và cụ thể về các chỉ tiêu tổn thất như tỉ lệ tổn thất thiết kế, tỉ lệ tổn thất tối đa vì vậy các tính tốn ở trên chỉ mang tính chất minh họa. Khi có hệ thống số liệu chuẩn xác, chi tiết có thể lập được bảng định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất một cách hợp lý và thuyết phục hơn.