4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nước
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn thất than tại nguồn
Tổn thất than có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau từ tìm kiếm thăm dị, tính trữ lượng, thiết kế, khai thác,…Chính vì vậy, các giải pháp thuộc nhóm này phải được thực hiện trước khơng chỉ để tránh tình trạng tổn thất than tại nguồn mà còn tạo ra một số chỉ tiêu, căn cứ quan trọng làm cơ sở để hoàn thiện, bổ sung cho các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than khác.
4.2.1.1. Ưu tiên quy hoạch than
Trong trường hợp có sự chồng lấn giữa Quy hoạch ngành than và các quy hoạch của địa phương trong cùng một khu vực, đề nghị Nhà nước quy định ưu tiên thực hiện trước Quy hoạch về thăm dò, khai thác than trong ranh giới được giao, sau khi kết thúc thăm dò, khai thác, hoàn nguyên sẽ thực hiện các quy hoạch khác của địa phương để tránh lãng phí, tổn thất tài nguyên, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Khoáng sản về khai thác tận thu tối đa tài nguyên. Về lâu dài Nhà nước cần quy định các quy hoạch khác khơng được chồng lấn lên quy hoạch than, khống sản nói chung; việc thực hiện các quy hoạch khác khơng được gây cản trở đối với việc thực hiện quy hoạch than, khoáng sản.
4.2.1.2. Khắc phục bất cập trong quy định về chỉ tiêu tính trữ lượng
Chỉ tiêu tính trữ lượng bao gồm chỉ tiêu về chiều dầy vỉa than hoặc lớp than tối thiểu (m) và độ tro tối đa của than (AK). Sự thay đổi của hai chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng than tính tốn được. Chính vì vậy, cần căn cứ vào kết quả thăm dị tài ngun than, cơng nghệ khai thác, chủng loại than theo nhu cầu để lựa chọn giá trị của chỉ tiêu tính trữ lượng nhằm huy động tối đa tài nguyên vào khai thác hạn chế tổn thất than.
Như đã phân tích trong phần thực trạng, hiện nay đang tồn tại hai quy định về chỉ tiêu tính trữ lượng là Quyết định số 2034QĐ/ĐC ngày 19/9/1998 của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là TKV) và Quyết định số 157/QĐ-HĐTL/CL ngày19/05/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lượng TW. Thực trạng này gây ra sự
chênh lệch lớn về trữ lượng than khi áp dụng tính tốn. Chính vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất và huy động tối đa tài nguyên than vào khai thác, đề nghị áp dụng thống nhất chỉ tiêu tính trữ lượng theo Quyết định số 2034QĐ/ĐC ngày 19/9/1998 của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là TKV) với 2 chỉ tiêu chính là: Chiều dày
vỉa hoặc lớp than tối thiểu: m 0,3m và Độ tro tối đa: AK 50%.
Sở dĩ đề nghị áp dụng theo quyết định này là vì với cơng nghệ khai thác hiện nay các doanh nghiệp khai thác thuộc Tập đồn hồn tồn có thể khai thác được các vỉa mỏng. Hơn nữa, loại than có độ tro cao sẽ được chế biến, sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện có cơng nghệ thích hợp.
4.2.1.3. Ban hành, bổ sung chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép vào các văn bản pháp luật liên quan
Tổn thất tài nguyên nói chung, tổn thất than nói riêng chưa được hiểu rõ, chưa được thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan nên mục tiêu giảm tổn thất than chưa thực sự được xem trọng. Chính vì vậy, cần thiết phải bổ sung một cách có hệ thống chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tài nguyên nói chung cũng như tỉ lệ tổn thất than trong các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật khống sản; Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Hướng dẫn lập và phân tích dự án đầu tư khai thác mỏ khống sản;….
Bên cạnh đó, Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với TKV nghiên cứu, ban hành tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép, trong đó cụ thể hóa về tỉ lệ tổn thất cơng nghệ và tỉ lệ tổn thất khác (nếu có). Tỉ lệ tổn thất tối đa sẽ được sử dụng trong nhiều giải pháp khác nhau nhằm giảm tổn thất than trong khai thác như: đánh giá năng lực lãnh đạo các mỏ than, thu thuế tài nguyên, xây dựng cơ chế thưởng, phạt về tổn thất than,….
4.2.1.4. Bổ sung điều kiện liên quan đến tỉ lệ tổn thất khoáng sản trong khai thác vào quy định về các tiêu chí đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Hiện nay, Nghị định 22/2012/NĐ-CP Về đấu giá quyền khai thác khoáng sản và các quy định có liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong Nghị định số 158/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản Nhà nước (thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP) chưa đề cập đến tiêu chí tổn thất than, khống sản trong tiêu chí đấu giá xét chọn cấp quyền khai thác khoáng sản. Để thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản trong khai thác, Nhà nước cần xem xét quy định bổ sung các tiêu chí liên quan đến tỉ lệ tổn thất khống sản trong khai thác gổm: Tỉ lệ tổn thất và thành tích thực hiện tổn thất của người tham gia đấu giá. Từ đó, lựa chọn người thắng đấu giá theo nguyên tắc như sau:
a. Ngoài quy định về giá đấu giá không được thấp hơn mức giá khởi điểm còn quy định thêm phải có tỉ lệ tổn thất trong khai thác khơng được cao hơn tỉ lệ tổn thất trần theo quy định.
b. Trường hợp có giá đấu giá ngang nhau: Người có tỉ lệ tổn thất thấp hơn sẽ thắng đấu giá.
c. Trường hợp có giá đấu giá và tỉ lệ tổn thất ngang nhau: Người có thành tích tốt hơn về thực hiện tổn thất trong khai thác ở quá khứ sẽ thắng đấu giá (ví dụ có tỉ lệ tổn thất thấp hơn, hoặc nhiều năm và tại nhiều mỏ có tỉ lệ tổn thất thấp hơn).
d. Trường hợp một người có mức giá đấu giá cao hơn và một người có tỉ lệ tổn thất thấp hơn: Người thắng đấu giá được lựa chọn từ kết quả so sánh giữa phần giá đấu giá cao hơn (ΔD) với giá trị kinh tế liên ngành tăng thêm (ΔG) (ΔG là giá trị kinh tế mà phần than lấy thêm của người đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp mang lại cho nền kinh tế). Việc lựa chọn được thực hiện theo nguyên tắc:
- ΔD > ΔG: chọn người đấu giá có giá đấu giá cao hơn. - ΔD ≤ ΔG: chọn người đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp hơn. ΔD được tính như sau:
D(Qcrc) ( Qthrth)P (4.1) ΔG được tính như sau:
G(QthQc) ( GT z) (4.2) Trong đó:
Qth: Trữ lượng khai thác của người đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp hơn (tấn); Qc: Trữ lượng khai thác của người đấu giá có tỉ lệ tổn thất cao hơn (tấn); rc và rth: Mức giá đấu giá tương ứng của người có giá cao hơn và người có giá thấp hơn (%);
P : Giá bán 1 tấn khoáng sản (đồng/tấn);
GT: Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn khoáng sản (đối với khoáng sản than tính theo cơng thức 2.21) (đồng/tấn);
z: Giá thành 1 tấn khoáng sản (đồng/tấn);
Những đề xuất trên đây chủ yếu mang tính nguyên tắc chung. Để đưa ra giải pháp chi tiết, đầy đủ và có cơ sở khoa học hơn cần phải nghiên cứu thêm dựa trên nhiều số liệu thực tế, nhiều tài liệu có liên quan.
Có thể bổ sung các đề xuất nói trên vào Chương 1 của Nghị đinh 22/2012/NĐ-CP. Cụ thể:
+ Bổ sung vào điều 4 quy định về tỉ lệ thu hồi tối thiểu. Nghĩa là trong điều 4 của Nghị định này ngoài quy định về giá khởi điểm còn quy định thêm về tỉ lệ thu hồi tối thiểu;
+ Bổ sung vào chương 1 của Nghị định một điều mới: Điều 8: Nguyên tắc chọn người thắng đấu giá. Trong điều này quy định chi tiết 3 trường hợp lựa chọn người thắng đấu giá đã đề xuất ở trên.