Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 65 - 69)

2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

2.2.5. Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò

Để giảm tổn thất than trong khai thác nói chung, trong khai thác hầm lị nói riêng có thể áp dụng đa dạng các giải pháp khác nhau như: giải pháp công nghệ, giải pháp kinh tế, giải pháp hành chính và giải pháp giáo dục. Các giải pháp này không phải là các giải pháp độc lập mà có quan hệ tương hỗ với nhau trọng một hệ thống đồng bộ các giải pháp. Khi xem xét một cách tồn diện và sâu sắc vai trị của các giải pháp trong hệ thống, giải pháp kinh tế là giải pháp cơ bản và có vai trị rất quan trọng đối với mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác. Bởi vì, đối với các đối tượng thụ hưởng có liên quan đến khai thác than, lợi ích kinh tế vừa là động lực để kích thích khai thác tận thu than vừa là sự ràng buộc về kinh tế khi để xảy ra tổn thất than quá mức cho phép. Giải pháp kinh tế sẽ gắn với các chủ thể khác nhau là Nhà nước và doanh nghiệp khai thác để đảm bảo phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể trong quản lý và khai thác than.

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu tài ngun khống sản nói chung và tài nguyên than nói riêng, để giảm tổn thất than, nhà nước cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất than, doanh nghiệp khai thác phải triển khai các giải pháp kinh tế phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình nhằm giảm tổn thất than đảm bảo tốt mục tiêu khai thác tiết kiệm và hợp lý tài nguyên than đã được giao. Chính vì vậy, về cơ sở lí luận, mỗi chủ thể sẽ có thể có các giải pháp kinh tế khác nhau. Cụ thể:

2.2.5.1. Giải pháp của Nhà nước đối với doanh nghiệp

a. Chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và áp dụng công nghệ mới để khai thác tận thu than

Đặc điểm của khai thác than là điều kiện khai thác ngày càng khó khăn,

phức tạp do phải xuống sâu đi xa, cho nên nếu không đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ sẽ không khai thác được, hoặc nếu khai thác được thì năng suất rất thấp, khơng

an tồn và tổn thất cao. Trong trường hợp này việc đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và áp dụng công nghệ mới vừa là để khai thác than nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa là để khai thác tận thu than hay giảm tổn thất than so với sử dụng công nghệ cũ. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách thích hợp hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp khai thác than trong việc đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và áp dụng công nghệ mới xét theo góc độ khai thác tận thu than (so với công nghệ cũ). Để chính sách hỗ trợ được hợp lý và có hiệu quả Nhà nước có thể hỗ trợ về vốn với lãi suất ưu đãi dựa trên kết quả của việc xác định giá trị kinh tế liên ngành của than và phân tích tổng hợp hiệu quả tài chính - kinh tế - xã hội của dự án đầu tư đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ của các doanh nghiệp.

b. Chính sách ưu đãi về thuế, phí

Thuế, phí là một trong những công cụ quan trọng thể hiện vai trò sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, thuế phí cao là nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm gây ra tổn thất tài nguyên. Vì vậy, để giảm tổn thất than nhà nước cần có chính sách thuế, phí hợp lý thơng qua việc lựa chọn các căn cứ tính thuế. Thậm chí nhà nước cịn có thể giảm thuế, miễn thuế để khuyến khích các doanh nghiệp khai thác giảm tổn thất than. Chính sách về thuế phí là cơng cụ vừa có tính kích thích vừa có tính ràng buộc về kinh tế đối với doanh nghiệp khai thác thể hiện ở các căn cứ tính thuế. Chính sách thuế hợp lý cần được xây dựng dựa trên giá trị tự nhiên của than và đảm bảo cân đối với các khoản thuế, phí khác đối với khống sản than.

c. Chính sách giá than

Giá bán than là cơ sở quan trọng để so sánh với giá thành nhằm đưa ra quyết định tiếp tục khai thác hay dừng lại. Nếu giá bán than thấp hơn giá thành doanh nghiệp sẽ khơng thể tiếp tục khai thác, khi đó tổn thất than sẽ tăng lên. Trong khai thác than, giá thành sản phẩm ngày càng tăng theo chiều sâu khai thác và giá thành ở các mỏ ở các mức cao, thấp rất khác nhau do ảnh hưởng của điều kiện địa chất tự nhiên. Chính vì vậy, để các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa trữ lượng than đã

huy động cần phải có chính sách giá hợp lý để đảm bảo lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được đối với các doanh nghiệp khai thác nhằm hạn chế tổn thất than do giá bán than thấp hơn giá thành.

d. Chế tài thưởng, phạt

Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chế tài thưởng, phạt bằng lợi ích kinh tế để tạo động lực thực hiện một mục tiêu cụ thể là rất quan trọng. Trong khai thác than cũng vậy, để giảm tổn thất than cần tạo động lực cho các đối tượng có liên quan thông qua chế tài thưởng, phạt bằng kinh tế.

Chế tài thưởng bằng kinh tế có vai trị tạo động lực để doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp quyết định khai thác tận thu, giảm tổn thất than đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác tận thu than. Chính vì vậy, chế tài thưởng bằng kinh tế cần gắn chặt chẽ với mục tiêu giảm tổn thất tài nguyên than, đảm bảo đúng đối tượng dựa trên những căn cứ cụ thể và phải mang tính đồng bộ giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - người lao động.

Để hạn chế tổn thất than, ngồi việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân để tạo động lực giảm tổn thất than trong khai thác cần phải có chế tài xử phạt cụ thể khi để xảy ra tổn thất than quá mức so với thiết kế. Với vai trò nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời đảm bảo tính răn đe cần thiết đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, chế tài xử phạt cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, cơng khai, cơng bằng, kịp thời nếu khơng sẽ gây ra tình trạng bức xúc, thiếu trách nhiệm trong quản lý tổn thất.

Dưới góc độ của nhà nước, giải pháp thưởng, phạt tác động tới các doanh nghiệp khai thác nhằm kích thích hoặc ràng buộc về kinh tế để doanh nghiệp khai thác không chỉ đảm bảo tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế mà còn khai thác tận thu than. Chế tài thưởng, phạt được xây dựng dựa trên tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế, tỉ lệ tổn thất than thực tế của doanh nghiệp và giá trị tự nhiên của một tấn than.

Để có tác dụng đối với mục tiêu giảm tổt thất than, chế tài thưởng, phạt cần được kết hợp tốt với các quy định cụ thể về quản trị tổn thất; công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tổn thất than trong quá trình khai thác của các cơ quan có chức năng;…. Trên đây là một số giải pháp kinh tế mà Nhà nước có thể áp dụng đối với các

doanh nghiệp khai thác than. Mỗi giải pháp sẽ có những đặc điểm, nội dung và cách thức triển khai khác nhau nhưng đều tương tự nhau về vai trò và đều cùng hướng vào mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác.

2.2.5.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong nội bộ doanh nghiệp

Doanh nghiệp khai thác có vai trò rất quan trọng trong việc giảm tổn thất than, quyết định của doanh nghiệp nói chung và của cơng nhân trực tiếp khai thác trong doanh nghiệp nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tổn thất than của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thu hồi được nhiều nhất trữ lượng than được giao, doanh nghiệp khai thác cần phải triển khai một số giải pháp kinh tế để đảm bảo mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất trong nội bộ doanh nghiệp cần có sự đồng bộ với các giải pháp kinh tế giảm tổn thất đã được đưa ra bởi Nhà nước.

a. Cơ chế thưởng, phạt

Khi khai thác tiết kiệm, tận thu than doanh nghiệp được nhà nước thưởng hoặc có những ưu đãi nhất định và ngược lại khi để xảy ra tổn thất than, doanh nghiệp bị phạt tiền. Chính vì vậy, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ chế thưởng phạt cũng phải được áp dụng để tạo động lực cũng như quy trách nhiệm đối với từng phân xưởng khai thác và cá nhân người lao động trong doanh nghiệp. Đối với các đơn vị khai thác, cơ chế thưởng phạt được xây dựng dựa trên trữ lượng than huy động khai thác trong kì và tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép tùy theo từng công nghệ khai thác mà phân xưởng đang áp dụng. Nhìn chung, giải pháp này có sự đồng bộ với các giải pháp về thuế, phí cũng như chế tài thưởng phạt mà Nhà nước đã áp dụng đối với doanh nghiệp.

b. Xây dựng đơn giá tiền lương gắn với tổn thất than

Công nhân trong doanh nghiệp khai thác than là người trực tiếp thực hiện các quyết định khai thác than từ cấp trên. Trong quá trình lao động, họ phải cân nhắc giữa hao phí lao động phải bỏ ra với lợi ích thu được. Vì vậy, nếu đơn giá tiền lương thấp người lao động chỉ khai thác những phần dễ với hao phí lao động tương đương. Ngược lại, nếu đơn giá tiền lương cao, người lao động sẽ sẵn sàng khai thác

những phần than khó hơn, hao phí nhiều sức lao động hơn. Chính vì vậy, đơn giá tiền lương trong trường hợp khai thác tận thu phải được xây dựng cao hơn đơn giá tiền lương trong trường hợp bình thường, điều này khuyến khích người lao động khai thác tận thu giảm tổn thất than.

Đơn giá tiền lương tăng thêm đối với tấn than tận thu có thể xác định dựa trên lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được từ phía nhà nước khi giảm tổn thất than.

c. Hỗ trợ các đơn vị khai thác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nhằm giảm tổn thất than

Để giảm tổn thất than, các doanh nghiệp khai thác có thể hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị khai thác để nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thông qua việc phát động các phong trào thi đua đề xuất sáng kiến trong sản xuất,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)