Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 37)

1.2.1. Nhận thức vấn đề

Tổn thất than cần được hiểu là phần than bị để lại trong lòng đất và vĩnh viễn không thể lấy ra được nữa. Tổn thất than trong quá trình khai thác xảy ra do nhiều nguyên nhân như công nghệ, kĩ thuật, kinh tế,…. Các nguyên nhân này có mối quan hệ đan xen rất phức tạp, trong đó nguyên nhân kinh tế có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tổn thất than.

Than là tài nguyên khống sản hữu hạn, khơng thể tái tạo, trong khi nhu cầu về than ngày càng tăng, để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước cũng như thực hiện mục tiêu tiết kiệm chống lãng phí tài nguyên than cần phải có các biện pháp mang tính kinh tế nhằm giảm tổn thất than.

Than là tài sản của toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, để khai thác than đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đất nước cần có sự tham gia của TKV, doanh nghiệp, người lao động khai thác than. Chính vì vậy, giải pháp giảm tổn thất than đưa ra cần đảm bảo tính hệ thống từ cả 3 góc độ là Nhà nước, TKV, doanh nghiệp khai thác và phải tác động đến lợi ích của các đối tượng thụ hưởng có liên quan trực tiếp tương ứng là Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động khai thác.

1.2.2. Cách tiếp cận

Các cách tiếp cận chính dưới đây được sử dụng để giải quyết mục tiêu và các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án:

1.2.2.1. Cách tiếp cận chung

Cách tiếp cận chung của đề tài luận án là phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và khảo sát, phân tích thực tế được đặt trong mối quan hệ biện chứng, trong đó nghiên cứu cơ sở lý luận để định hướng cho điều tra, khảo sát, phân tích thực tiễn; ngược lại, kết quả phân tích thực tiễn nhằm kiểm chứng, soi sáng, bổ sung, khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết, bổ sung cho lý thuyết và vận dụng một cách sáng tạo lý thuyết vào những điều kiện cụ thể của thực tiễn.

1.2.2.2. Cách tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống là nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cách tiếp cận này trong đề tài được phản ánh thơng qua q trình phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất than cũng như các giải pháp có thể áp dụng để giảm tổn thất than. Bên cạnh đó, cách tiếp cận hệ thống cịn được thể hiện ở giá trị kinh tế liên ngành của than, ở mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động trong vấn đề giảm tổn thất than.

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục đã đề ra, luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích số liệu sau đây:

1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án này bao gồm các tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài ngun và Mơi trường,..; các tài liệu như sách, các cơng trình khoa học do các học giả cơng bố chính thức có liên quan; số liệu thống kê của TKV và của các doanh nghiệp khai thác than, các doanh nghiệp sản xuất có liên quan.

Cơ sở dữ liệu thứ cấp được tổng hợp để trình bày về tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực trạng về tổn thất than và các giải pháp giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

b. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án là các nguồn thông tin thu được qua điều tra, phỏng vấn.

b1. Phiếu điều tra

+ Đối tượng điều tra

Tổn thất than là vấn đề nghiên cứu khá sâu và hẹp, các nguyên nhân gây ra tổn thất than rất đa dạng. Phiếu điều tra đề cập chủ yếu đến các nguyên nhân về kinh tế liên quan đến tổn thất than. Chính vì vậy, đối tượng được điều tra khảo sát phải có hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan đến ngành than nói chung và tổn thất than nói riêng. Đối tượng điều tra khảo sát bao gồm: Lãnh đạo các bộ ngành có liên quan đến ngành than; cán bộ thuộc các viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn, trường đại học; cán bộ thuộc tập đồn và tổng cơng ty than; cán bộ, người lao động thuộc các doanh nghiệp khai thác than.

+ Nội dung điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế để thu thập thông tin với mục tiêu đánh giá về thực trạng cơ chế chính sách liên quan đến tổn thất than, các nguyên nhân gây ra tổn thất

than trong đó có ngun nhân kinh tế như thuế, phí, cơ chế thưởng - phạt. Bên cạnh đó, phiếu điều tra cịn có nhiều câu hỏi mang tính thăm dị quan điểm của chun gia về một số ý tưởng của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than như chính sách miễn giảm thuế tài nguyên, chính sách thưởng - phạt về tổn thất; chính sách trợ giá,….

Nội dung đầy đủ của phiếu điều tra và kết quả điều tra được trình bày trong Phụ lục 1

b2. Phỏng vấn

Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thuộc các DNKT (Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Quang Hanh) và một số chuyên gia về kinh tế địa chất, về tư vấn lập dự án đầu tư. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề về nguyên nhân gây ra tổn thất và sự phù hợp của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất mà tác giả đang hướng tới.

Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra các nhận định nhằm khẳng định sự cần thiết của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

1.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

Để giải quyết nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả lựa chọn các phương pháp phân tích sau đây:

a. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu như tỉ lệ TTT; chi phí thuế tài nguyên, TCQ trong giá thành sản xuất than, đồng thời so sánh tỉ lệ TTT với các chỉ tiêu khác có liên quan,….từ đó đưa ra các nhận định về tình hình TTT của các doanh nghiệp trong TKV, thực trạng tình hình thuế phí hiện nay đối với than làm căn cứ khoa học của các đề xuất nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị.

b. Phương pháp phân tích chính sách

Từ dữ liệu trong các văn bản pháp luật liên quan đến tài nguyên than tiến hành phân tích làm rõ hiện trạng của các quy định này ở khía cạnh tác động đến tổn thất than. Thông qua phương pháp phân tích này có thể thấy được những bất cập của cơ chế chính sách đối với mục tiêu khai thác tiết kiệm trữ lượng than từ đó có thể đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than một cách phù hợp.

c. Phương pháp chuyên gia

Thông qua các buổi hội thảo khoa học, tiếp cận trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác than tác giả sẽ phân tích, chắt lọc được những thơng tin hữu ích để nghiên cứu về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than một cách phù hợp.

d. Phương pháp mơ hình hóa bằng biểu đồ, đồ thị

Để tăng thêm tính khái qt, ngồi việc sử dụng các phương pháp mang tính phân tích, tổng hợp tác giả còn sử dụng phương pháp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị. Phương pháp này dùng để biểu thị xu thế biến động của chỉ tiêu tổn thất than và các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh than của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, của các công ty than thành viên….. giúp trực giác hóa để dễ nhận diện, dễ hiểu.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích, nhận xét các cơng trình nghiên cứu đã tiếp cận được, tác giả đã tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án.

Trong số các cơng trình nghiên cứu tiếp cận được có nhiều cơng trình liên quan mật thiết đến đề tài luận án như [7], [8], [19]…., kết quả của các cơng trình này là cơ sở rất quan trọng để luận án kế thừa và phát triển hướng tới việc đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Căn cứ vào nội dung, kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như: tính hệ thống, thống nhất về cơ sở lý luận của tổn thất than; tính hợp lý của chính sách thuế, phí đối với khống sản, nhất là thuế tài ngun, tiền cấp quyền khai thác than hiện nay ở Việt Nam; cơ chế thưởng, phạt đối với các tổ chức, cá nhân trong vấn đề khai thác tiết kiệm tài nguyên than;…. Những vấn đề này là những “khoảng

trống” mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể hồn thành mục tiêu của luận án

là: đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, áp dụng

cho các mỏ than thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.

Để làm rõ thêm hướng nghiên cứu và thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định trong đề tài luận án, tác giả luận án trình bày một số vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu đề tài luận án.

Phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài luận án là cơ sở để hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cũng như thực trạng của nội dung nói trên để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than. Trên cơ sở điều tra ý kiến chuyên gia có thể đánh giá được thực trạng của một số vấn đề liên quan đến tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than. Ngoài ra, kết quả điều tra cịn cho thấy tính đồng thuận cao khi đề cập đến một số ý tưởng của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị.

Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận án là các phương pháp phân tích truyền thống xong đã phản ánh rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích là cơ sở tốt để đưa ra giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lị.

Hiện nay có nhiều phương pháp phân tích số liệu tiên tiến hơn nhưng địi hỏi phải có một hệ thống số liệu đủ lớn, phản ánh tương đối chính xác tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu trong luận án là vấn đề khá nhạy cảm, số liệu thống kê chưa hồn tồn minh bạch. Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện đề tài luận án là phương pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu đã đặt ra trong luận án.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ 2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác

2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác

Trong thực tế có khá nhiều khái niệm khác nhau về tổn thất than trong khai thác, dưới đây là một vài khái niệm về tổn thất khống sản nói chung và than tổn thất than nói riêng:

“Tổn thất khống sản là phần trữ lượng khoáng sản (KSCI) trong cân đối bị

mất đi trong quá trình khai thác”[15].

“Tổn thất than trong quá trình khai thác là lượng tài nguyên than bị để lại

trong lòng đất mà khơng lấy ra được”[19].

“Trong q trình khai thác khơng thể nào lấy hết được toàn bộ trữ lượng

trong bảng cân đối mà phải để lại một phần trong lịng đất vì nhiều lý do bảo vệ. Phần than đó gọi là tổn thất”[18].

“Tổn thất than trong khai thác hầm lò là phần trữ lượng than bị bỏ lại trong

mỏ do điều kiện địa chất, do giới hạn của công nghệ khai thác, do thiết kế khơng hồn thiện, quản lý sản xuất yếu kém và do các nguyên nhân khác”[54].

“Tổn thất than trong kì là phần trữ lượng, tài nguyên không thu hồi được,

tính bằng tỉ lệ %” [40].

Khái niệm về tổn thất than được phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau đối với khống sản nói chung hoặc đối với khống sản than nói riêng. Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên chưa cụ thể, chưa chính xác và chưa thống nhất.

Trong thực tế, tổn thất khống sản nói chung, tổn thất than nói riêng xảy ra ở rất nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế, thăm dò đến tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn, tổn thất sẽ khác nhau về mức độ, nguyên nhân và cách tính tốn. Hơn nữa, các khái niệm chỉ mới đề cập đến tổn thất than, khoáng sản của phần trữ lượng trong các mỏ, các khu vực mỏ đưa vào khai thác mà chưa đề cập đến tổn thất đối với phần trữ lượng hoặc phần mỏ, mỏ, vùng mỏ, v.v. không đưa vào khai thác vĩnh viễn do

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm về tổn thất cần được thống nhất và đảm bảo tính cụ thể, tính chính xác.

Khái niệm tổn thất tiềm năng khoáng sản, than: là phần trữ lượng có sẵn trong lịng đất đã được phát hiện hoặc chưa phát hiện bị để lại không bao giờ khai thác. Khái niệm này đề cập tổng thể tổn thất khoáng sản trong lòng đất, bao gồm

phần trữ lượng đã phát hiện, xác định nhưng bị để lại và phần trữ lượng chưa hoặc không phát hiện được do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do nguyên nhân yếu kém trong cơng tác điều tra, thăm dị, và vì vậy sẽ khơng bao giờ được đưa vào khai thác, trong tương lai có thể được phát hiện nhưng khơng cịn cơ hội hoặc khả năng có thể khai thác.

Khái niệm tổn thất thực tế khoáng sản, than: là phần trữ lượng đã phát hiện

và xác định nhưng bị để lại trong lịng đất, khơng bao giờ khai thác nữa.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất than, khống sản có thể do cơng nghệ, có thể do yếu tố địa chất, có thể do bảo vệ bề mặt hoặc môi trường, hoặc do nguyên nhân kinh tế (chi phí khai thác cao), song chung quy lại tất cả các nguyên nhân đều có lý do gốc rễ từ nguyên nhân kinh tế, vì rằng với trình độ khoa học và cơng nghệ hiện nay có thể thăm dị, phát hiện và khai thác bất kỳ mỏ nào hay phần trữ lượng bất kỳ trong các mỏ nhưng người ta khơng thể thăm dị hoặc khai thác vì chi phí q tốn kém vượt gấp nhiều lần so với giá trị kinh tế của khoáng sản khai thác được.

Khái niệm về tổn thất than trong khai thác hầm lò “Tổn thất than trong khai

thác hầm lò là phần trữ lượng than xác định tại các mỏ than khai thác bằng phương pháp hầm lò đã bị để lại trong lòng đất do một số yếu tố khách quan và chủ quan”.

Khái niệm về tỉ lệ tổn thất than như sau: “Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác

hầm lò là số tương đối biểu thị tỉ trọng của trữ lượng than bị tổn thất trên trữ lượng than đã xác định”.

2.1.2. Phân loại tổn thất

Tổn thất than được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau khi nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, căn cứ vào mỗi loại tổn thất tiến hành tìm hiểu nguyên

nhân cụ thể gây ra tổn thất và từ đó sẽ đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm tổn thất than trong khai thác. Các loại tổn thất được phân loại theo sơ đồ hình 2.1. Theo đó tổn thất được phân loại theo 5 tiêu thức như sau:

2.1.2.1. Theo phạm vi tính

Tổn thất theo phạm vi tính tốn gồm các dạng:

- Tổn thất chung [18]: là phần trữ lượng công nghiệp phải để lại các trụ bảo vệ cơng trình, các di tích văn hóa v.v…trên mặt đất như nhà cửa, đường sá, v.v.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)