Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 109 - 110)

4.1. Định hướng phát triển ngành than đến năm 2020 triển vọng 2030

4.1.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành cơng nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ cơng nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.

b. Mục tiêu cụ thể

- Về thăm dò:

+ Hồn thành cơng tác thăm dị đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030 và sau 2030 đối với bể than Đông Bắc.

+ Đối với bể than Sơng Hồng, hồn thành cơng tác thăm dị khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II - Tiền Hải - Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm. Trên cơ sở đó tiến hành thăm dị mở rộng để phát triển mỏ than ở quy mô công nghiệp và công nghệ hợp lý.

- Về khai thác: Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành đạt 41 - 44 triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025; 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030.

- Về tổn thất than: Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỉ lệ tổn thất than bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỉ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020.

- Về sàng tuyển, chế biến: Hồn thành bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh để tối ưu hóa cơng tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo vệ môi trường. Sau năm 2020 chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường.

- Về bảo vệ môi trường: Năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mơi trường trên tồn địa bàn vùng mỏ.

- Về thị trường than: tập trung đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, hiệu quả.

Như vậy, tỉ lệ tổn thất than trong khai thác là một trong những mục tiêu cụ thể của Ngành than nói chung và của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới với ngưỡng tổn thất đến năm 2020 là 20% và sau năm 2020 là dưới 20% trong khai thác hầm lò.

Trong năm 2013, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành “Quy định về quản trị trữ lượng, tài nguyên, sản lượng, chất lượng than nguyên khai khai thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất than và hướng dẫn thực hiện trong Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam” theo quyết định số 747 ngày 7 tháng 5 năm 2013[40]. Sau khi thực hiện quy định này, tỉ lệ tổn thất than trong khai thác đã có mức giảm đáng kể (tỉ lệ tổn thất công nghệ là 23,55%, tỉ lệ tổn thất chung là 26,04%) trong khai thác hầm lò vào năm 2015)- đây là cơ sở rất quan trọng cho lộ trình giảm tổn thất than. Tuy nhiên, để giảm tỉ lệ tổn thất xuống còn 20% trong khai thác than hầm lị là rất khó trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hiện nay của các cơng ty than. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu, áp dụng đa dạng các giải pháp khác nhau trong đó có giải pháp kinh tế nhằm giảm tổn thất than, đảm bảo tốt mục tiêu về tỉ lệ tổn thất đề ra trong Quy hoạch phát triển ngành than và Đề án tái cơ cấu ngành than.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)