công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thủ đơ Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam và Hồ Bình; phía Đơng tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Hồ Bình và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH, ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá 12 về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, tháng 8/2008, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc cùng 04 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình. Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên là 3.324,92 km2, gồm 10 quận, 01 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng đầu cả nước về diện tích và thuộc trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Theo niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2011, dân số của thủ đô Hà Nội là 6.699.600 người, nhưng mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính có sự phân bố không đồng đều giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Với 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn, thành phố Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, là nơi đặt địa điểm của 1.600 Văn phịng đại diện nước ngồi, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Thủ đô cũng là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Bởi vậy, thủ đơ khơng chỉ là nơi có trình độ dân trí cao mà cịn là nơi có địi hỏi cao đối với cơng tác tư pháp nói chung và cơng tác THADS nói riêng. Để đáp ứng những yêu cầu này, cán bộ, công chức ngành
THADS khơng chỉ phải có trình độ pháp luật cao mà quan trọng là phải vận dụng đúng các quy định của pháp luật trong thực tiễn cuộc sống; không chỉ làm tốt chức trách nhiệm vụ mà còn phải là hạt nhân tuyên truyền để mọi người dân cùng tham gia làm công tác thi hành án dân sự.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đơ, cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là: Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội (cũ) và Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tây; Đồng thời, tiếp nhận đơn vị Thi hành án dân sự huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội gồm 29 đơn vị Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã trực thuộc. Theo nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về cơ quan Thi hành án dân sự, ngày 06/11/2009, Bộ Tư pháp (BTP) và UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Cục Thi hành án dân sự thành phố và Chi cục Thi hành án dân sự các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
Nhằm tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy luôn được Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng. Theo báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2012 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, tính đến tháng 3/2012, tổng số biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội là 467 biên chế/484 chỉ tiêu biên chế được giao. Đội ngũ Lãnh đạo Cục gồm 01 đồng chí Cục trưởng, 04 đồng chí Phó Cục trưởng, 05 đồng chí Trưởng các phịng chun mơn. Đội ngũ Lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã trực thuộc gồm 28 Chi cục trưởng và 42 Phó Chi cục trưởng. Đặc biệt, đội ngũ Chấp hành viên toàn ngành Thi hành án dân sự Thủ đơ gồm 182 đồng chí. Trong đó, Chấp hành viên Trung cấp là 26, Chấp hành viên sơ cấp là 156 đồng chí. Đội ngũ Thẩm tra viên là 30 và Kế tốn là 53 đồng chí [20, tr.6]. Có thể nói, bộ máy tổ chức của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội từ Cục đến các Chi cục được kiện toàn, sắp xếp hợp lý và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần đưa công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn Thủ đô dần đi vào nền nếp.
Tuy nhiên, với đặc điểm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước một mặt đã tạo ra nhiều cơ hội và động lực để xây dựng thủ đô văn minh hiện đại tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô song mặt khác cũng đặt ra cho Hà Nội nhiều thách thức về sự phát triển hạ tầng đơ thị và nơng thơn, hạ tầng văn hóa xã hội mà thực tế còn thiếu đồng bộ về cơ cấu phát triển kinh tế, trình độ dân trí, xã hội… giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh khác. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội trong và ngồi nước những năm vừa qua diễn biến hết sức phức tạp, tình hình lạm phát trong nước tăng cao đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế và xã hội làm phát sinh nhiều tranh chấp về dân sự, kinh tế, phá sản doanh nghiệp… dẫn đến số việc và giá trị phải thi hành án tăng nhanh theo thời gian, tính chất ngày càng khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là các tranh chấp về lao động, kinh tế, thương mại, quyền sử dụng đất và phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, khối lượng cơng việc của ngành Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội là rất lớn, tình trạng quá tải về công việc phải thi hành án đối với đội ngũ Chấp hành viên và công chức thi hành án là rất phổ biến và chưa có chiều hướng giảm. Đặc điểm riêng có của Hà Nội đã đưa Cục THADS thành phố Hà Nội là đơn vị ln có số lượng việc và giá trị phải thi hành án lớn trong toàn ngành. Theo thống kê tại báo cáo số 796/BC-TCTHADS, ngày 11/5/2012 về kết quả công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2012 của Tổng Cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội là đơn vị đứng thứ hai trên toàn quốc về số lượng việc và giá trị phải thi hành trong năm 2012.
Nhìn lại chặng đường 19 năm qua (1993 - 2012), kể từ khi công tác THADS được bàn giao từ TAND các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan THADS đã có nhiều đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành Tư pháp và sự nghiệp bảo vệ pháp chế XHCN. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang tiến hành cơng cuộc xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong kết quả đáng khích lệ ấy của ngành THADS mà tuổi ngành cịn rất trẻ - tính từ thời điểm được tách ra thành hệ thống cơ quan Thi hành án độc lập 6/1993, có sự đóng góp khơng
nhỏ của ngành THADS thủ đơ. Điều đó đã khẳng định việc chuyển giao cơng tác THADS từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ là chủ trương hồn tồn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.