18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới, phức tạp, đạo đức xã hội có phần đi xuống, sự coi thường pháp luật của một bộ phận nhân dân trong xã hội dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng và rất khó có thể kiểm sốt, xử lý. Tình trạng đó trên địa bàn thành phố Hà Nội lại càng phức tạp hơn, bởi mật độ dân số cao vào hàng bậc nhất nước ta. Vì lẽ đó, việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính tốt nhất chỉ có thể là tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các vi phạm hành chính trong hoạt động này.
Cần quán triệt ý nghĩa vai trị của cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự ở tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự để phân định rõ đúng, sai, tốt, xấu. Từ đó, kiến nghị biện pháp phát huy hoặc sửa chữa kịp thời. Như vậy, về bản chất thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự chủ yếu là nhằm phát hiện nhân tố tích cực, nhân rộng điển hình, phát hiện và phịng ngừa vi phạm, uốn nắn, sửa chữa chính xác và kịp thời những sai sót trong quản lý nhà nước của hoạt động thi hành án dân sự cũng như những sai sót của cơng chức thừa hành trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động này.
Với vai trò, ý nghĩa trên, để đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và
ngắn hạn để chủ động chuẩn bị và bảo đảm kết quả, tránh được tình trạng kiểm tra, thanh tra tùy tiện hoặc khi có đơn tố cáo mới thanh tra, kiểm tra.
Hai là, phải cơng khai và dân chủ hóa trong quá trình thanh tra, kiểm
tra. Như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành công khai; việc thanh tra, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự phải dựa trên căn cứ, chứng cứ rõ ràng, không được quy chụp “theo dư luận” hoặc theo ý kiến chủ quan của cá nhân cán bộ thanh tra, kiểm tra; kết luận vi phạm, kết quả xử lý qua thanh tra, kiểm tra phải được thơng báo cơng khai, rộng rãi nhằm tạo bầu khơng khí dân chủ, tin tưởng, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra.
Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải dựa vào quần chúng,
bởi quần chúng là sức mạnh, là trí thức, là tai mắt, bảo đảm cho việc xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất sự việc, hiện tượng. Trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, nếu biết dựa vào quần chúng, tạo điều kiện cho quần chúng tham gia ngày càng đông đảo vào các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật sẽ bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật, tạo thành sức mạnh phòng ngừa vi phạm pháp luật.