Tình hình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong những năm vừa qua, hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong cơng tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở căn cứ pháp lý là Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp: Nghị định số 76/2006/NĐ-CP, ngày 02/8/2006 và hiện nay là Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, ngày 23/7/2009; Các biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự: Đầu tiên là Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP, ngày 12/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành quy định về biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự (sau đây gọi là quyết định số 07/2007/QĐ-BTP) và hiện nay là Thông tư số 09/2011/TT-BTP, ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự (sau đây gọi là Thông tư 09/2011/TT-BTP).

Trong hoạt động thi hành án dân sự, một trong những nhiệm vụ bắt buộc của Chấp hành viên quy định tại Khoản 7 Điều 20 Luật THADS là xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Phù hợp với nhiệm vụ này, như đã trình bày tại tiểu mục 1.2.2.3, mục 1.2.2 của Chương I, trong quá trình tổ chức thi hành án, khi tổ chức cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc phải thực hiện công việc nhất định; không được thực hiện nhất định; giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định; nhận người lao động trở lại làm việc, xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền đối với người phải thi hành án là một điều kiện bắt buộc. Cụ thể như, tại Khoản 1, Điều 118 quy định: “Trường hợp thi hành nghĩa vụ

buộc phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án khơng thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án”. Do vậy, khi thi hành án những loại việc này, trường hợp đã hết thời gian tự nguyện thi hành án dành cho người phải thi hành án (15 ngày kể từ ngày được tống đạt hợp lệ Quyết định thi hành án), việc giáo dục, đôn đốc, vận động, thuyết phục của cơ quan thi hành án đối với đương sự không thu được kết quả, để đảm bảo đủ điều kiện pháp lý tổ chức cưỡng chế thi hành dứt điểm vụ việc, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền đối với người phải thi hành án theo đúng các quy định từ các Điều 118, 119, 120, 121 tại Mục 10 Luật Thi hành án dân sự [45, tr.93-95].

Ý nghĩa của quy trình xử phạt vi phạm hành chính này ngồi mục đích chung của xử lý vi phạm hành chính là “đấu tranh phịng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội … tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước” [40, tr.7-8] cịn nhằm mục đích tạo thêm một cơ hội tự nguyện thi hành án dành cho người phải thi hành án, tránh cho họ một khoản chi phí cưỡng chế họ phải chịu nếu việc thi hành án được thi hành bằng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Mặt khác, cũng tạo điều kiện cho Chấp hành viên có thêm “bước đệm” để giáo dục đương sự tự nguyện thi hành án, trước khi phải ký ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án đối với người phải thi hành án - những biện pháp thi hành án không được coi là tối ưu trong nhiệm vụ tổ chức thi hành án, bởi nó rất phức tạp và tốn kém cả về thời gian, vật chất và nhân lực, lại không phù hợp với bản chất của Nhà nước ta: Đó là nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật để từ đó nhân dân hiểu biết pháp luật và từ đó tơn trọng pháp luật, tự giác thực hiện. Đồng thời, tránh được thời gian, lực lượng

phải tham gia phối hợp tổ chức cưỡng chế của rất nhiều cơ quan, ban ngành hữu quan liên quan là những thành phần bắt buộc và cần thiết phải tham gia khi tổ chức cưỡng chế thi hành án như: lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đất đai (Tài nguyên môi trường)…

Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự là vừa phải tuân thủ pháp luật Thi hành án dân sự, vừa tuân thủ pháp luật Xử lý vi phạm hành chính nên việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đã được các chủ thể có thẩm quyền ở thành phố Hà Nội thực hiện góp phần thi hành nghiêm minh và triệt để pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện khá triệt để các bước theo các trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, nhất là vấn đề xác định thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và thời hạn ra quyết định xử phạt đến việc thực hiện quyết định xử phạt, tuân thủ đầy đủ nội dung việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w