Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thi hành án dân sự nói chung và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 120 - 124)

18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.

3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thi hành án dân sự nói chung và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

án dân sự nói chung và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có tính quy luật của Cách mạng Việt Nam, được Hiến pháp ghi nhận. Để đảm bảo việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, một vấn đề hàng đầu đặt ra là phải quán triệt tốt các quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng cho các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức quần chúng cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan về lĩnh vực thi hành án dân sự. Để thực hiện tốt pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự phải luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng. Trước mắt, cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về công tác thi hành án được thể hiện trong Nghị quyết

số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới: “Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh”. Đây là chủ trương lớn của Đảng về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án, bảo đảm các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác thi hành án dân sự, nhất là trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này hiện nay.

Tại thành phố Hà Nội, ngành THADS và các cấp, các ngành liên quan cần quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 09/CT-TU, ngày 04/5/2012 của Thành uỷ Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác Thi hành án dân sự trong tình hình mới, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và đưa chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống.

KẾT LUẬN

Sau 19 năm tách ra thành hệ thống độc lập và chuyển giao sang cơ quan Tư pháp quản lý, hệ thống bộ máy cơ quan THADS đã từng bước được củng cố ổn định và đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả, khẳng định được vai trị và vị trí của mình trong xã hội, tạo ra nền tảng thuận lợi căn bản cho công tác thi hành án. Hệ thống văn bản quy định của pháp luật về thi hành án ngày càng được hoàn thiện nâng cao, là chỗ dựa và là cẩm nang cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác THADS nói chung. Tuy nhiên, để hệ thống văn bản này phát huy hết hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn thì yêu cầu tiên quyết là hệ thống văn bản pháp luật này cần bám sát được cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cơng tác thi hành án, trong đó có pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.

Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận văn với đề tài “Áp

dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu,

làm rõ cả về lý luận lẫn thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS, xác định điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, nhất là các yếu tố ảnh hưởng đến q trình áp dụng pháp luật đó. Trên cơ sở những vấn đề lý luận được làm sáng tỏ, Luận văn đã đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS, kể cả thực trạng thực hiện quy trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thành phố Hà Nội, rút ra những hạn chế, nguyên nhân nhằm đặt cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp khắc phục.

Việc bảo đảm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay địi hỏi phải có các quan điểm đúng đắn và một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện và cụ thể. Từ cách tiếp cận này, nhất quán với các quan điểm được đưa ra, Luận văn đã phân tích, đánh giá các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, trong đó, có việc hồn thiện quy trình áp dụng pháp luật phù hợp với tình hình thực tế; Đồng thời, cần thiết phải sửa đổi xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi trong hoạt động THADS nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng; Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS; Hồn thiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành và các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan Thi hành án nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động THADS; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ngành thi hành án, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức ngành thi hành án có đủ năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh. Để khắc phục những khuyết điểm, tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được, Luận văn đã nêu ra các giải pháp xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước và được tổng kết, đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn, kể cả những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, đề xuất với Quốc hội, các bộ ngành Trung ương, chính quyền thành phố Hà Nội sớm có biện pháp hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cũng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần thúc đẩy cơng cuộc cải cách tư pháp, phục vụ hiệu quả quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với những giải pháp và kiến nghị như trên, tác giả luận văn hy vọng đóng góp ý kiến để các cơ quan hữu quan tham khảo, đưa hoạt động Thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội ngày càng phát triển và đi vào nên nếp, góp phần giữ vững kỷ cương, phép nước.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w