18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.
2.3.3. Những hạn chế, tồn tại của hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nộ
phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội và nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội cịn có những hạn chế và tồn tại sau:
Một là, trên thực tế, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân
sự tại thành phố Hà Nội xảy ra rất phổ biến và tràn lan song việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này hầu như chỉ được người có thẩm quyền thực hiện trong trường hợp để thực hiện quy trình thủ tục thi hành án như trên đã nêu và phân tích. Cịn lại, nhiều vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự đã không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Điều này đã ảnh hưởng đến việc giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung do tỷ lệ số việc xử phạt so với các hành vi vi phạm xảy ra rất thấp. Ngay như đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng khơng có mặt để thực hiện việc thi hành án mà khơng có lý do chính đáng xảy ra rất phổ biến, song khi gặp phải tình huống này, Chấp hành viên khơng tiến hành xử phạt, mặc dù có đủ thẩm quyền xử phạt, mà thay vì lập biên bản vi phạm hành chính lại chỉ lập
biên bản xác minh về việc vắng mặt của đương sự, có xác nhận của chính quyền địa phương lưu hồ sơ thi hành án làm bằng về việc có tác động việc thi hành án đến đương sự song khơng có kết quả. Theo đánh giá của nhiều cơ quan Thi hành án dân sự thuộc thành phố Hà Nội, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa thực sự đi vào cuộc sống, mặc dù vi phạm tràn lan. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Thứ nhất: trên thực tế do vi phạm xảy ra quá nhiều mà chủ thể có thẩm
quyền xử phạt lại quá mỏng, không đủ nhân lực để thực hiện việc xử phạt. Nói như tác giả Trung Hiếu tại số chuyên đề tháng 9/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp của Báo Pháp luật Việt Nam, thì đây là hiện tượng “muối bỏ biển”. Giả thiết, có thực hiện việc xử phạt thì áp lực cơng việc của các cơ quan Thi hành án vốn đã cao nay lại phải tăng thêm do phải tổ chức thi hành quyết định xử phạt thì việc xử phạt sẽ khơng khả thi. Mặt khác, hầu hết những đối tượng bị xử phạt đều có điều kiện kinh tế rất khó khăn, nên có xử phạt thì cũng như “nắm kẻ trọc đầu”, càng tạo thêm sự “nhờn luật” cho đối tượng bị xử phạt.
Thứ hai: xuất phát từ chính cơ chế của pháp luật, Chấp hành viên
không thể thực hiện được việc xử phạt đối với hành vi vi phạm không xuất phát từ những nguyên nhân như: do áp lực công việc hay do vượt quá thẩm quyền mà bởi cá biệt có hành vi vi phạm hành chính trong THADS pháp luật cịn “bỏ ngỏ”, khơng quy định mức tiền phạt cụ thể được áp dụng, tức là pháp luật đã có “lỗ hổng” nên khơng thể áp dụng. Cụ thể như đối với hành vi “Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” quy định tại Khoản 8 Điều 162 Luật Thi hành án dân sự nhưng tại Nghị định 60/NĐ-CP lại không quy định về mức phạt cụ thể đối với hành vi này.
Hai là, tồn tại, hạn chế về chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản áp
dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội như Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan THADS, Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành tư pháp hầu như chưa thực hiện chức năng xử phạt trong lĩnh vực này. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
của cơ quan THADS cịn q thấp. Trong một thời gian dài từ năm 2006 đến nay, Chấp hành viên chỉ được quyền xử phạt tối đa 200.000 đồng, Thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện được phạt tối đa 500.000 đồng, Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh được xử phạt tối đa 1.000.000 đồng. Như vậy, đối với những hành vi vi phạm hành chính có mức tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 60/2009/NĐ-CP thì cơ quan THADS khơng thể xử phạt được. Đây là một bất hợp lý giữa các quy định của pháp luật đối với thực tiễn vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự: Hầu hết các hành vi vi phạm đều vượt quá thẩm quyền xử phạt của người trực tiếp thi hành công vụ là Chấp hành viên. Cịn đối với chức có thẩm quyền xử phạt khác là Chủ tịch UBND cấp xã, thẩm quyền xử phạt tuy tương ứng với hành vi vi phạm xảy ra và hiện nay theo Nghị định 60 còn được tăng thẩm quyền xử phạt lên đến 2.000.000 đồng song do không phải là chức danh chuyên môn lại không được tập huấn về công tác áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự nên không tránh khỏi sự lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật về vấn đề xem xét đặc trưng pháp lý của vụ việc cũng như điều khoản văn bản áp dụng. Mặt khác, xuất phát từ tâm lý coi công tác thi hành án dân sự là công việc của cơ quan chuyên môn, khơng phải là nhiệm vụ của chính quyền địa phương nên sự quan tâm đầu tư về thời gian và nhân lực của chính quyền địa phương cho cơng tác THADS nói chung và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng cịn hạn chế. Nhiều trường hợp, chức danh này chỉ ra văn bản áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả một cách thụ động theo kiến nghị, đề xuất của cơ quan Thi hành án dân sự nhằm đảm bảo quy
trình thủ tục thi hành án khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đặc thù.
Thứ hai: về kỹ năng lập hồ sơ, ra quyết định xử phạt hoặc xử lý tình
huống khi vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chấp hành viên còn hạn chế. Ngành Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội chưa thống nhất chỉ đạo cho lực lượng Chấp hành viên thực hiện chức năng này. Do đó, trên thực tiễn đã có trường hợp Chấp hành viên xử phạt vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền quy định chỉ nhằm đảm bảo quy trình thủ tục thi hành án trong trường hợp buộc phải “xử phạt” hoặc không tiến hành xử phạt ngay cả trong trường hợp này xuất phát từ kiến thức pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu công tác.
Ba là, tồn tại ngay trong qúa trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, ở tất cả các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật.
Ở giai đoạn đầu tiên là phân tích, đánh giá các tình tiết khách quan của vụ việc và đặc trưng pháp lý của vụ vi phạm hành chính thực tế đã xảy ra. Có thể nói, đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật, địi hỏi phải nghiên cứu, xác định vụ việc đó có ý nghĩa pháp lý hay không? Bởi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ khơng thể được áp dụng đối với những vụ việc khơng có đặc trưng pháp lý. Trên thực tế, nhiều vụ việc vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội rất phức tạp. Để xác định rõ các tình tiết khách quan của vụ việc địi hỏi người có thẩm quyền phải tiến hành nhiều thủ tục bắt buộc và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chuyên môn, khoa học chuyên ngành mới xác định được một cách chính xác nhất. Trong khi đó, việc phối hợp liên ngành trong cơng tác thi hành án dân sự nhiều khi chưa được nhuần nhuyễn, thời gian cung cấp thơng tin của cơ quan chun mơn có khi vượt quá thời hạn để ban hành quyết định xử phạt: 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn là 30 ngày. Do đó, đã có trường hợp, đã hết thời hạn song không ra được quyết định xử phạt do chưa có kết quả xác minh từ cơ quan chun mơn. Ví dụ như: trong trường hợp cơ quan TNMT không cung cấp thông tin đất đai
để làm căn cứ pháp lý kê biên quyền sử dụng đất với lý do điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng với việc lưu trữ hồ sơ đất đai, khơng thể tìm thấy hồ sơ lưu trữ… Để có căn cứ pháp lý của hành vi vi phạm không thực hiện các yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án về việc cung cấp thơng tin mà khơng có lý do chính đáng, Chấp hành viên đã phải tìm đến Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) để đề nghị được cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm và lịch sử khách hàng đồng thời đang là đối tượng phải thi hành án đã được đăng ký tại cơ quan TNMT. Tuy nhiên, kết quả xác minh từ CIC về các nội dung yêu cầu của cơ quan THA vượt quá thời gian quy định để làm bằng chứng cho hành vi vi phạm của cơ quan TNMT. Và trong trường hợp này, người có thẩm quyền đã khơng thể xử phạt do q thời gian quy định.
Đến giai đoạn thứ hai là lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với những trường hợp cần áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng đòi hỏi người có thẩm quyền phải lựa chọn đúng các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực thi hành trong hoạt động thi hành án dân sự ở từng giai đoạn. Từ năm 2009 đến nay, với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 và hai Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là Nghị định 76/2006/NĐ-CP và Nghị định 60/2009/NĐ- CP cùng hai văn bản pháp luật chuyên ngành thi hành án dân sự là Pháp lệnh THADS năm 2004, áp dụng đến hết 30/6/2009 và Luật THADS năm 2008, áp dụng từ 01/7/2009 đến nay, mỗi văn bản được áp dụng ở một thời điểm nhất định. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự phải áp dụng rất nhiều văn bản qua từng thời kỳ. Điều này khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự gặp phải khó khăn nhất định khi vận dụng. Vào thời điểm giao thời hiệu lực giữa các văn bản thay thế kế tiếp nhau thì áp dụng văn bản pháp luật nào thì rất cần có sự sáng tạo của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Nếu người có thẩm quyền xử phạt khơng có sự am hiểu nhất
định về pháp luật thì khơng thể áp dụng đúng được các văn bản pháp luật nêu trên.
Ở giai đoạn thứ ba: ra văn bản áp dụng pháp luật, là giai đoạn được coi là hết sức quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật. Chính giai đoạn này, các chế tài pháp lý đối với các đối tượng vi phạm hành chính được ấn định. Tuy nhiên, trên thực tế khi ban hành các quyết định này, do trình độ, năng lực của cán bộ cơng chức có thẩm quyền xử phạt trong cơ quan THADS khơng đồng đều và cịn hạn chế nên dẫn đến có nhiều sai sót trong nội dung của quyết định xử lý. Trong đó, có cả những sai sót về thẩm quyền xử phạt. Ví dụ, Chấp hành viên ký ban hành quyết định xử phạt đối với các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 60/2009/NĐ-CP, thuộc thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án. Hoặc không xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ việc vi phạm đối với cùng một đối tượng. Ví dụ như hành vi vi phạm không thực hiện công việc buộc phải làm nêu trong bản án, quyết định của toà án, theo quyết định thi hành án thường đi cùng với hành vi có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hỗn việc thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế, người có thẩm quyền xử phạt chỉ tiến hành xử phạt đối với hành vi không thực hiện công việc buộc phải làm nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy trình do pháp luật quy định để thực hiện tổ chức cưỡng chế việc thi hành án mà bỏ qua không xử lý đối với hành vi cố tình trì hỗn việc thi hành án.
Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế. Tồn tại lớn nhất trong giai đoạn này là quyết định xử phạt khơng có hiệu lực thi hành trên thực tế hoặc không được thi hành nghiêm minh hoặc các biện pháp, chế tài không đủ độ răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Điều này xuất phát từ đặc điểm việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự chỉ là hình thức để thực hiện quy trình thủ tục thi hành án nên có phần xem nhẹ giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, nhất là khơng có sự theo dõi kết quả chấp hành quyết định xử phạt của đương sự.
Ngoài ra, cịn những tồn tại khơng nhỏ trong q trình áp dụng pháp luật xử phạt VPHC trong THADS như: việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm của người có thẩm quyền cịn chậm. Cá biệt có trường hợp do chậm tổ chức thi hành án dẫn đến khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp “buộc” phải xử phạt cũng không thể thực hiện được do đã quá thời hạn xử phạt. Đặc biệt, việc thống kê theo dõi tình hình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong THADS chưa được thực hiện, gây khó khăn cho phục vụ cơng tác nghiên cứu vi phạm, tổng kết đúc rút kinh nghiệm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này từ thực tiễn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơng tác phịng ngừa vi phạm chung.
* Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những hạn chế và tồn tại nêu trên của hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội. Những nguyên nhân cơ bản nhất là:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thi hành án dân sự cịn nhiều bất cập và khơng có sự đồng bộ