18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.
3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Người, có
pháp luật cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống, phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người trong xã hội. Vì cơng bố luật chưa phải là đã xong mà phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài. Muốn bảo đảm việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải tiến hành thường xuyên có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng đối tượng, nhằm nâng cao ý thức pháp luật, thái độ tự giác chấp hành các Bản án, Quyết định của Tòa án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, khi xử phạt vi phạm hành chính, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án cần kiên trì giáo dục, vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Đồng thời, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời để tạo ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự nói riêng.
Để cho việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự có hiệu quả thì cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, nhất là từ cơ sở. Trong đó, cần mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp lý trong xã hội. Điều này một mặt nâng cao nhận thức về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự cho nhân dân và những đối tượng trực tiếp liên quan đến việc thi hành án dân sự, giúp người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Mặt khác, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự giúp nhân dân và những người có liên quan trực tiếp đến việc thi hành án nắm rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình cũng như pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, để từ đó nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó, xây dựng tình cảm, niềm tin đối với
pháp luật, có thói quen và hành vi xử sự phù hợp tích cực để nhận thức rõ: bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh thi hành.