Có thể nói rằng, khơng chỉ riêng hoạt động áp dụng pháp luật, bất cứ hoạt động nào của Nhà nước, thực tế ở đâu, địa phương nào có sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, sự tổ chức và thực hiện sát sao của chính quyền các cấp thì ở đó sẽ gặt hái được những thành cơng đáng kể trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị thuộc lĩnh vực đảm trách. Hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong THADS cũng vậy, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng không chỉ bằng chủ trương, đường lối mà đặc biệt là phải thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thông qua công tác tổ chức cán bộ. Từ vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thi hành án đến việc bố trí sắp xếp hợp lý cơng việc theo khả năng chun mơn của mỗi cán bộ. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và những điều kiện cơ sở vật chất tương xứng để thực hiện nhiệm vụ. Cũng thông qua việc kiểm tra, giám sát mà uốn nắn, kịp thời làm rõ những sai phạm, làm rõ trách nhiệm cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn nhất định.
Kết luận chương 1
Thi hành án dân sự là hoạt động vô cùng quan trọng để đem lại quyền lực tư pháp trên thực tiễn. Để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật XHCN, tất yếu phải xử lý nghiêm đối với những hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong THADS, xâm hại những quan hệ được pháp luật THADS bảo vệ. Điều đó, đặt ra nhiệm vụ cho các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý phải nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nhất là hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu lý luận cơ bản về áp dụng pháp luật xử phạt VPHC trong hoạt động THADS, chúng ta cần nhận thức đúng đắn các vấn đề sau:
Một là, để xử lý hành vi vi phạm đến hoạt động quản lý nhà nước về thi
hành án dân sự phải có những căn cứ nhất định. Đó là hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động THADS, nhất là phải xem xét một cách toàn diện các
yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính, trong đó, khách thể là yếu tố đặc trưng trong lĩnh vực này.
Hai là, để thực hiện pháp luật nghiêm minh, triệt để, các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong THADS phải có kiến thức hiểu biết pháp luật nhất định, xem xét trong những trường hợp nào thì được phép áp dụng pháp luật và đặc biệt là quá trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính phải tn theo quy trình nhất định, quan trọng nhất là quy trình đầu tiên: phân tích, đánh giá chính xác các tình tiết thực tế khách quan của vụ việc và các đặc trưng pháp lý của hành vi VPHC trong hoạt động THADS.
Ba là, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành
chính trong hoạt động THADS phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố ý thức pháp luật của các chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Bởi đây là một trong những nhân tố quyết định đối với tồn bộ quy trình áp dụng pháp luật và hiệu quả mang lại trên thực tế.
Chương 2