Đặc trưng của áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại Điều 60 Nghị định 60/2009/NĐ-CP và dẫn chiếu đến quy định tại Điều 118 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, chủ thể khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự là cá nhân, tổ chức bị xử phạt; chủ thể thực hiện quyền tố cáo là mọi công dân. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.

1.2.2.3. Đặc trưng của áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động thi hành án dân sự chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho thấy hoạt động này có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt

động THADS là một loại hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước nhằm xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước trong THADS. Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động áp dụng pháp luật này chỉ do cán bộ có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Những người này được Nhà nước trao quyền và ghi rõ trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS mới có quyền áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Đây là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy

tắc quản lý nhà nước trong THADS. Biểu hiện của phản ứng này chính là việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của người vi phạm, tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng răn đe, giáo dục, phịng ngừa, ngăn chặn vi phạm hành chính. Qua đó, bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động THADS.

Thứ hai, cơ sở để áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động thi hành án dân sự.

Chỉ có hành vi nào xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước trong hoạt động THADS mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lối cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các khách thể của trật tự quản lý hành chính nhà nước trong thi hành án dân sự mới bị áp dụng pháp luật và việc áp dụng pháp luật này mới được coi là áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này địi hỏi những người có thẩm quyền phải xác định rõ có hành vi vi phạm hành chính xảy ra hay khơng, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm như thế nào, hành vi đó có quy định trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính hay chưa, cịn thời hạn, thời hiệu bị xử phạt hay khơng v.v… Qua đó, có thể thấy rằng việc xử phạt vi phạm hành chính trong THADS phải tuân theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ chứ khơng thể xử phạt một cách tùy tiện. Như vậy thì việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự mới cơng minh và có hiệu quả.

Thứ ba, hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong

thi hành án dân sự được tiến hành qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn nhưng kết quả của hoạt động này phải được thể hiện bằng văn bản và là quyết định áp dụng pháp luật. Quyết định này có thể là quyết định phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo, có thể là biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi (đối với hành vi tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên, không thực hiện việc tạm dừng đăng ký, sử dụng trái phép, tiêu

dùng, chuyển nhượng… tình trạng tài sản đã kê biên), buộc thực hiện quyết định về phong tỏa tài khoản, buộc giao tiền, giấy tờ có giá…. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền khơng được phạt tiền hay cảnh cáo mà chỉ được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) trong trường hợp thời hiệu, thời hạn xử lý đã hết.

Khi áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thực hiện nhiều hành vi khác nhau như: hành vi đình chỉ vi phạm, lập biên bản vi phạm, xác minh làm rõ các vi phạm, lựa chọn các điều khoản pháp luật để áp dụng, ra quyết định xử phạt, tổ chức thực hiện quyết định xử phạt …. Các hành vi này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hành vi ban hành quyết định xử phạt là cơ bản và quan trọng nhất. Các hành vi hành chính khác được thực hiện nhằm hướng tới việc ra quyết định xử phạt hoặc thực hiện trên cơ sở quyết định xử phạt. Đặc biệt, khi ban hành quyết định xử phạt sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm phát sinh trách nhiệm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính là hình thức thể hiện cơng khai ý chí và thái độ của Nhà nước trước các hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt cụ thể của Nhà nước đối với từng chủ thể vi phạm.

Thứ tư, hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong

hoạt động thi hành án dân sự không đơn thuần chỉ là một chế tài để ngăn chặn, phịng ngừa và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự mà trong một số trường hợp nhất định, trong hoạt động tác nghiệp của Chấp hành viên, áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính cịn là một quy trình, thủ tục nghiệp vụ bắt buộc trong việc tổ chức thi hành án, nhất là khi Chấp hành viên thực hiện một số biện pháp cưỡng chế thi hành án đặc thù.

Trong sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án mà Chấp hành viên áp dụng để thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án quy định tại điều 71 Luật THADS năm 2008 thì biện pháp cưỡng chế thứ sáu: Buộc người phải thi hành án thực

hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định được quy định tại Khoản

6 Điều 71 Luật THADS và được quy định cụ thể hơn tại các điều từ Điều 118 đến Điều 121 Luật THADS phải tuân theo một thủ tục nghiệp vụ bắt buộc: Đó

là thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khơng thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Tòa án theo quyết định thi hành án, trước khi tổ chức cưỡng chế để thi hành dứt điểm vụ việc thi hành án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án. Nói cách khác, việc thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là tác nghiệp bắt buộc, được coi như là một giai đoạn trong quy trình tổ chức thi hành án khi đương sự khơng tự nguyện thi hành án. (Xin trình bày cụ thể hơn nội dung này ở những chương tiếp theo của Luận văn).

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w