Về nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Thứ nhất, do trình độ nhận thức và hiểu biết của của nhân dân về pháp

luật nói chung và về pháp luật thi hành án dân sự nói riêng cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận khơng nhỏ nhân dân nói chung và của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng cịn thấp và thường có biểu hiện chây ỳ, chống đối, cản trở việc thi hành án dẫn đến các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, làm cho việc tổ chức thi hành án

ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp. Song cũng cần phải nhấn mạnh rằng tình trạng “khơng biết luật” khác với tình trạng “khơng có luật” điều chỉnh. Vì vậy, ngun nhân này khơng được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định xử phạt. Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội, cá biệt cịn có một số trường hợp sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính đã tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền nhưng khơng với mục đích để thi hành quyết định xử phạt mà với mục đích khiếu nại quyết định xử phạt và việc thu tiền phạt của cơ quan thi hành án bởi đối tượng bị xử phạt cho rằng việc xử phạt vi phạm hành chính là sai và mong muốn sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường và thoái thu đối với khoản tiền phạt.

Thứ hai, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt

trái của nó dẫn đến những tranh chấp tăng nhanh. Nhất là tại địa bàn Hà Nội, là nơi có nền kinh tế phát triển rất sôi động, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Sự tác động của yếu tố kinh tế lên các quan hệ xã hội là chất xúc tác đã thúc đẩy việc xuất hiện ngày một nhiều hơn vi phạm hành chính trong việc thực thi những bản án, quyết định của Tòa án nhằm chống đối, cản trở tiến trình thi hành án.

Thứ ba, xuất phát ngay từ nhiều quy định của pháp luật về hành vi vi

phạm hành chính trong THADS cịn nhiều bất cập. Chẳng hạn như đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng khơng có mặt để thực hiện việc thi hành án mà khơng có lý do chính đáng. Điều kiện để xác định hành vi vi phạm phải căn cứ trên số lần vắng mặt theo quy định mới bị xử phạt, người có thẩm quyền khơng được xử phạt ngay ở lần vi phạm đầu tiên. Trường hợp đương sự không chấp hành yêu cầu báo gọi, CHV cũng khơng có thẩm quyền dẫn giải buộc họ phải đến. Điều này tạo ra sức ỳ cho những đối tượng phải thi hành án khi nhận được yêu cầu triệu tập, báo gọi của người có thẩm quyền thi hành án.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w