dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trên thực tiễn, cơng tác thi hành án dân sự nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng vơ cùng khó khăn và phức tạp. Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự vẫn diễn ra ở hầu hết 29 đơn vị quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên tồn thành phố diễn ra hết sức phổ biến và thường xuyên và có chiều hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay của đất nước. Theo đó, tình hình chống người thi hành cơng vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt và hung hãn. Hành vi chống đối nhiều khi không phải là hành động tự phát mà là hoạt động có tổ chức.
Trong tổng thể các hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự xảy ra trên thực tiễn tại thành phố Hà Nội, có thể phân chia ra làm nhiều loại hành vi vi phạm theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ các đối tượng tác động tạo nên mối quan hệ của cơ quan Thi hành án dân sự trong hoạt động tổ chức thi hành án dân sự qua tác nghiệp của Chấp hành viên như: cơ quan Thi hành án dân sự với các bên đương sự, gồm người được thi hành án, người phải thi hành án [45, tr.8]; cơ quan Thi hành án dân sự với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức hữu quan liên quan đến hoạt động Thi hành án như: UBND các cấp, song trực tiếp nhất vẫn là UBND xã, phường, thị trấn nơi nơi có tài sản, nơi làm việc, nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của người phải thi hành án; cơ quan Công an, cơ quan Viện Kiểm sát (VKS); cơ quan Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng; cơ quan Tài Ngun và mơi trường (TNMT); cơ quan Tài chính, cơ quan thơng tin đại chúng … có thể phân chia thành hai nhóm đối tượng chủ yếu có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi
hành án dân sự tại thành phố Hà Nội. Đó là: cá nhân có hành vi vi phạm và tổ chức có hành vi vi phạm. Căn cứ vào quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Thi hành án dân sự, có thể phân chia các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng loại hành vi vi phạm. Tuỳ từng hành vi vi phạm cụ thể mà đối tượng vi phạm là cá nhân vi phạm hay tổ chức có hành vi vi phạm. Đồng thời, trên cơ sở các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, cịn có thể chia các loại hành vi này theo 03 cấp độ xử phạt như đã trình bày tại tiểu mục 1.2.2.2, Mục 1.2.2, Chương 1 của Luận văn. Tựu chung lại, có nêu cụ thể thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở các tiêu chí phân loại về đối tượng vi phạm và cấp độ xử phạt. Cụ thể các hành vi vi phạm hành chính diễn ra trong cơng tác thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội như sau:
Một là, hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng khơng có mặt để thực hiện việc thi hành án mà khơng có lý do chính đáng. Hay nói cách khác, đây là hành vi không chấp
hành yêu cầu triệu tập, báo gọi của người có thẩm quyền thi hành án để thực hiện việc thi hành án mà khơng có lý do chính đáng. Điều kiện cần và đủ cấu thành nên hành vi này là đối tượng vi phạm phải có hành vi chống đối yêu cầu triệu tập, báo gọi của người có thẩm quyền về thi hành án bằng việc không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án và việc chống đối này phải xảy ra từ lần thứ hai trở lên mới bị xử phạt. Như trên đã trình bày, trong hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên là chức danh duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án. Vì vậy, khái niệm “người có thẩm quyền” triệu tập, báo gọi đương sự đến các địa điểm đã được ấn định để thi hành án được hiểu là Chấp hành viên. Ngoài ra, một chức danh khác cũng là đối tượng có thẩm quyền ra các loại giấy báo, giấy triệu tập là chức danh Thừa phát lại. Bởi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì: “Khi thực
hiện cơng việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”. Quy định này dẫn chiếu đến thẩm quyền “triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án” của Thừa phát lại. Theo đó, căn cứ phạm vi điều chỉnh của Nghị định 61 về Thừa phát lại thì tại thành phố Hà Nội, khái niệm “người có thẩm quyền” ra các giấy triệu tập, giấy báo đối với đương sự để cấu thành nên hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, khơng có chức danh Thừa phát lại như quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội cho thấy, đây là hành vi vi phạm hành chính điển hình và phổ biến nhất trong các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự. Hành vi vi phạm này phổ biến đến mức nó đã được cơ quan Thi hành án, Chấp hành viên coi là “phản ứng” hết sức bình thường của người phải thi hành án. Trong công tác Thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội, hành vi vi phạm này diễn ra ở tất cả các quận nội ô đến các huyện, thị xã ngoại thành. Từ những quận nội ô trung tâm của thành phố Hà Nội có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển cũng như trình độ dân trí cao như Hồn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa… đến những huyện ngoại thành vùng ven đơ đang trong q trình đơ thị hóa mạnh mẽ như Từ Liêm, Đơng Anh … hay những huyện, thị xã vùng sâu, vùng xa của Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn …, là những huyện, thị ngoại thành có địa bàn rộng, nhiều nơi dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại rất khó khăn cũng đều gặp phải “vấn nạn’ này. Điều đáng nói là hành vi vi phạm hành chính khơng chấp hành u cầu triệu tập, báo gọi của người có thẩm quyền thi hành án để thực hiện việc thi hành án không chỉ diễn ra đối với người phải thi hành án mà ngay cả người được thi hành án - là đối tượng được nhận quyền lợi từ hoạt động thi hành án, cũng có hành vi vi phạm không chấp hành yêu cầu báo gọi của Chấp hành viên có mặt tại địa điểm giải quyết việc thi hành án. Theo các báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự hàng năm của Cục Thi hành
án dân sự thành phố Hà Nội, một trong những tồn tại của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội là việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án của những đối tượng phải thi hành án, biểu hiện thông thường và phổ biến nhất là hành vi không chấp hành giấy triệu tập, giấy báo của Chấp hành viên đến trụ sở cơ quan Thi hành án, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn (những địa điểm được ấn định) để giải quyết việc thi hành án. Cá biệt, có đương sự đã được tống đạt hợp lệ giấy triệu tập, giấy báo của cơ quan Thi hành án đến lần thứ 4, thứ 5 nhưng vẫn cố tình vắng mặt, khơng chấp hành bất kỳ yêu cầu triệu tập, báo gọi nào của Chấp hành viên đến để giải quyết việc thi hành án, từ chối nhận mọi giấy triệu tập, giấy báo của cơ quan Thi hành án do cán bộ bưu điện hoặc cán bộ của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của đương sự tống đạt theo đề nghị của cơ quan Thi hành án.
Trên thực tiễn, vì sự vắng mặt của đối tượng được báo gọi, triệu tập đã làm giảm đáng kể hiệu quả của công tác thi hành án khi việc đôn đốc, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án hay thực hiện một số quy trình, thủ tục nghiệp vụ trong thi hành án đã không thể thực hiện được đối với đương sự. Tuy nhiên, căn cứ theo cấp độ xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự thì hành vi khơng chấp hành u cầu triệu tập, báp gọi của Chấp hành viên lại ở cấp độ xử phạt thấp nhất: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.
Hai là, hành vi cố tình khơng thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc Bản án, Quyết định phải thi hành ngay.
Đây là hành vi vi phạm thuộc cấp độ xử phạt thứ hai. Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, hành vi vi phạm này thường diễn ra khi tổ chức những bản án, quyết định của Tồ án về Hơn nhân gia đình với khoản phải thi hành án là cấp dưỡng nuôi con chung hay giao con chung chưa thành niên cho người được quyền ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục…; những bản án, quyết định về Lao động với khoản phải thi hành án là nhận người lao động bị sa thải trái phép trở lại làm việc, lập hồ sơ hưởng lương hưu cho người lao động hay buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, trợ cấp tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động… ; bản án hình sự với khoản phải thi hành án về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm… và trường hợp thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án - một hoạt động
bổ trợ tư pháp của cơ quan Thi hành án trong q trình Tồ án giải quyết
những vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình…, trong đó Tồ án áp dụng 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 và được cụ thể hoá từ Điều 103 đến Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) như: cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, kê biên tài sản đang tranh chấp …, nhằm giải quyết những yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục được hoặc nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật... Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì những bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc và những quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm phải được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Xuất phát từ tầm quan trọng, tính cấp thiết của bản án, quyết định điều chỉnh các lĩnh vực gắn với những nhu cầu thiết yếu tối thiểu của cuộc sống con người mà pháp luật quy định từ quy trình tố tụng xét xử đến khâu thi hành án đều rất khẩn trương, nhanh chóng, giảm bớt một số thủ tục thông thường nhằm đảm bảo đem đến kết quả quyền lực tư pháp được thực hiện trên thực tiễn một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong các trường hợp vừa nêu. Tuy nhiên, trên thực tiễn tổ chức thi hành loại bản án, quyết định này tại thành phố Hà Nội, hành vi vi phạm hành chính cố tình khơng thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc Bản án, Quyết định phải thi hành ngay diễn ra cũng rất phổ biến như
một sự thách thức đối với pháp luật của các đối tượng vi phạm. Đơn cử như đối với việc thi hành nghĩa vụ giao con chung chưa thành niên cho người được quyền chăm sóc, ni dưỡng. Người phải thi hành án thường trốn tránh, cố tình nại ra nhiều lý do để khơng thi hành nghĩa vụ. Đối tượng con chung cần phải chuyển giao quyền chăm sóc ni dưỡng ở đây là những đứa trẻ nhiều là 3, 4 tuổi; ít là 1, 2 tuổi hoặc cá biệt vài tháng tuổi, đang còn ở giai đoạn bú mẹ. Chính vì thế mà tính cấp thiết, cần được tổ chức thi hành án ngay càng nóng hổi hơn bao giờ hết. Sự cấp thiết không chỉ thể hiện ở việc chuyển giao Bản án, Quyết định của Tồ án mà cịn thể hiện cả ở việc cơ quan Thi hành án phải chủ động ra quyết định thi hành án ngay sau khi nhận được Bản án, Quyết định mà khơng cần có đơn u cầu thi hành án của người được thi hành án. Thời gian ra quyết định thi hành án trong trường hợp này được tính bằng giờ chứ khơng phải bằng ngày như thông lệ. Song sự cấp thiết này cũng tỷ lệ thuận với sự chống đối quyết liệt của đối tượng phải thi hành án và gia đình, thậm chí là có sự tham gia của họ tộc của bên phải thi hành án. Tuy nhiên, nhìn một cách biện chứng thì hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự này, ở góc độ nhất định nào đó, có thể biện minh được cho việc vi phạm pháp luật của đối tượng. Đó là sự vi phạm xuất phát từ tình cảm ruột thịt của con người mà pháp luật rất khó thẳng thắn can thiệp. Chính vì vậy mà ngồi chế tài xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về tội khơng chấp hành án thì việc cưỡng chế giao con cho đối tượng được quyền nuôi dưỡng là không thể thực hiện được theo đúng quyết định tại bản án, quyết định của Tòa án. Nhiều đối tượng vi phạm, sau khi được cơ quan Thi hành án dân sự giải thích về chế tài của pháp luật dành cho họ nếu cố tình vi phạm nhưng họ bất chấp tất cả các chế tài đó để cố tình thực hiện hành vi vi phạm với mong muốn đạt được mục đích riêng của mình. Một ví dụ cụ thể trong rất nhiều trường hợp trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự tại địa bàn Hà Nội về hành vi vi phạm hành chính cố tình khơng thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc Bản án, Quyết định phải thi hành ngay:
Tại Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự số 79/2009/QĐST-HNGĐ, ngày 11/10/2009 của TAND huyện Đ, thành phố Hà Nội đã quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hơn giữa chị Đỗ Hương Giang, sinh năm 1972, địa chỉ: Xóm 7, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội và anh Nguyễn Đức Phước, địa chỉ: Thôn Đông, Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội; về con chung: chị Giang trực tiếp nuôi con chung là cháu Nguyễn Thị Trà, sinh ngày 22/8/2006. Anh Phước cấp dưỡng nuôi con chung mỗi tháng 500.000