QUAN ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 111)

18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.

3.1. QUAN ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, trước hết, các hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm mang tính chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chiến lược cải cách tư pháp, về công tác Thi hành án dân sự; các Chỉ thị cụ thể của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và cụ thể hơn nữa là Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự trong tình hình mới. Theo đó, các quan điểm mang tính chỉ đạo chung của Đảng được thể hiện trong các văn kiện quan trọng của Đảng như: văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII); Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII); Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa IX); Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02 tháng 02 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và nhất là Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường, tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự gồm: Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg, ngày 11/9/2001; Chỉ thị số 21/2008/CT- TTg, ngày 01/7/2008. Riêng Thành ủy Hà Nội gần đây nhất đã có Chỉ thị số

09-CT/TU, ngày 04/5/2012 để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự trong tình hình mới.

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị trên cơ sở nhận định: “Hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống… Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”, đã đặt ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch…; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội” và một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết này là: “tăng cường pháp chế trong q trình xây dựng, hồn thiện và tổ chức thi hành pháp luật” [23]. Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị trên cơ sở mục tiêu, quan điểm cải cách tư pháp đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp. Một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp là: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của tịa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành” [24]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa IX) cũng khẳng định cần phải đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng án tồn đọng kéo dài”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ “Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [30, tr.52].

Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp, trong đó có cơng tác thi hành án dân sự, việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân

sự trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo đó, bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án, bảo

quan khác, bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thi hành án dân sự. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Chấp hành viên, cơ quan THADS trong việc chủ động, sáng tạo, tự lực cánh sinh trong hoạt động THADS nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc cần được quán triệt sâu sắc trong toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự. Trong đó, cần xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự.

Thứ hai: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tổ chức trong

hệ thống chính trị, xã hội đối với cơng tác thi hành án dân sự nói chung và trong hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Bởi

“Những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của tồn bộ hệ thống chính trị dưới những hình thức phong phú, sinh động sẽ tạo nên “dư luận xã hội” ủng hộ, đồng tình với hành vi xử sự đúng đắn, lên án hành động xử sự trái pháp luật. Dưới sức ép của “dư luận xã hội” sẽ tạo nên “tâm lý đám đông” và “sự lan tỏa xã hội” tác động đến tâm lý và và định hướng hành vi của các thành viên xã hội xử sự theo yêu cầu của pháp luật” [34, tr.18-19].

Thứ ba: Xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm hành chính trong

hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay; Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nhanh chóng, cơng minh, và triệt để; Mọi hậu quả do vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là một quan điểm có tính ngun tắc trong q trình xử lý vi phạm hành chính. Thực tiễn trong hoạt động thi hành án dân sự, nếu chúng ta khơng phát hiện kịp thời và khơng đình chỉ ngay hành vi vi phạm sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong q trình xử lý vi phạm. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Hà Nội, khi tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự không chỉ được thực hiện bởi những đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, khơng có tài sản, nguồn thu nhập mà diễn ra ngay cả đối với các cơ quan, tổ chức, những cá nhân có sự am hiểu pháp luật, có địa vị xã hội thậm chí cả với

cán bộ, cơng chức, đảng viên trong hệ thống chính trị. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ án tồn đọng - một tồn tại hiện nay của công tác thi hành án dân sự. Mặt khác, nếu chúng ta khơng chú ý quan điểm này thì khi phát hiện vi phạm có thể chúng ta khơng thể xử phạt đối với các đối tượng vi phạm, nhất là việc xử phạt trong trường hợp đảm bảo quy trình, thủ tục thi hành án. Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự nhiều nhất là 01 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Vì vậy, nếu chậm phát hiện và xử lý vi phạm hành chính thì nhiều khi trong trường hợp muốn thực hiện quy trình thủ tục thi hành án để giải quyết hồ sơ thi hành án tồn đọng cũng không thể thực hiện được do đã hết thời hiệu xử phạt. Điều này dẫn đến hệ lụy là không chỉ các hành vi vi phạm hành chính khơng được xử lý, mặc dù vi phạm đã xảy ra, dẫn đến hiện tượng coi thường pháp luật, “nhờn” pháp luật, trật tự, kỷ cương không nghiêm mà thủ tục thi hành án cũng không được đảm bảo theo quy định. Cho dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về THADS, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cịn nhiều bất cập, hạn chế nhất định nhưng khơng phải vì thế mà pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này không được thực hiện trên thực tế. Nếu xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm hành chính trong THADS sẽ làm cho pháp luật được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả cao hơn. Cũng chính quan điểm này địi hỏi các cấp, các ngành, đặc biệt là những người có thẩm quyền phải nâng cao trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm.

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính thì vấn đề xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng người, đúng hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự phải trở thành phương châm thực hiện đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Trước hết, cần phải xác định đúng người, đúng hành vi vi phạm, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, phát huy tính giáo dục, hạn chế các hành vi vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ khi kết hợp được các yếu tố đó thì việc đảm bảo thực hiện pháp luật mới được nâng cao

và việc xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự nói riêng mới thật sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu giáo dục pháp luật. Vấn đề xử lý công minh là nội dung, yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Yếu tố cơng minh chính là sự địi hỏi cơng bằng, minh bạch và cũng chính là nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Công khai và minh bạch khơng những có tác dụng giáo dục, răn đe và tạo ra sự bình đẳng của các chủ thể vi phạm pháp luật, mà còn đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của chính cơng chức thi hành cơng vụ, góp phần ngăn ngừa những tiêu cực, vi phạm ngay trong chính q trình áp dụng pháp luật của cơng chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

Mọi hậu quả vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật chính là yếu tố thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trên thực tế. Sự bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể, khơng những bình đẳng về quyền mà cịn phải được bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm khắc phục hậu quả do chính hành vi vi phạm của mình gây ra. Thực tế quá trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, vấn đề này có thể nói là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, nhất là đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 60/2009/NĐ-CP. Đối với những hành vi vi phạm hành chính này, vấn đề buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra ít có tính khả thi. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh những giải pháp ngăn chặn, phịng ngừa mới có hiệu quả cao.

Thứ tư: Coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể thực hiện pháp luật thi hành án dân sự và cho nhân dân nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật có hiệu quả.

Vấn đề phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có thể được coi là khâu đầu tiên để đưa pháp luật sau khi được xây dựng xong đi vào cuộc sống. Vì vậy, cơng tác này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi khi chúng ta đang đẩy

mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội sống, hoạt động và làm việc theo pháp luật thì việc tuân thủ pháp luật là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Trong hoạt động thi hành án dân sự, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính khơng chỉ là tìm cho được các biện pháp cưỡng chế thích hợp với đối tượng vi phạm mà cịn thơng qua đó là việc phân tích, giáo dục các đối tượng vi phạm ý thức tơn trọng các bản án, quyết định của Toà án được xét xử nhân danh Nhà nước cũng như tôn trọng các quy tắc của cuộc sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật, phải biết kết hợp các biện pháp giáo dục, vận động, thuyết phục với cưỡng chế và coi trọng việc giáo dục thuyết phục. Cũng thông qua việc áp dụng pháp luật mà tìm ra những hình thức, biện pháp, nội dung phù hợp nhất để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng khác nhau trong cộng đồng, nhất là với các đối tượng có trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật hạn chế. Đây là một quan điểm quan trọng cần phải thông suốt và quán triệt không chỉ riêng trong nội bộ ngành Thi hành án để chủ động phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật mà còn cả đối với các cơ quan truyền thông, ngôn luận nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần làm giảm thiểu vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự.

Thứ năm: Tăng cường sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động áp dụng pháp luật của cấp dưới.

Bất kỳ hoạt động quản lý nào của nhà nước, kể cả quá trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trị rất quan trọng vì đó là phương tiện để bảo đảm tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của quá trình áp dụng pháp luật. Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện pháp đa dạng. Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể quản lý khơng những phát hiện được những nhân tố tích cực mà cịn

phát hiện được những hiện tượng tiêu cực, những yếu tố sai lệch trong quá trình áp dụng pháp luật để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thi hành án dân sự nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự nói riêng, vừa cải tiến các biện pháp và phương pháp cũng như cách thức quản lý đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phịng chống vi phạm hành chính. Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự sẽ là nhân tố quan trọng làm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, thiếu trách nhiệm trong chính cán bộ, cơng chức ngành thi hành án, góp phần bảo đảm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w