Áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Đây là một hình thức thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Bởi nếu chỉ thơng qua hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện do các chủ thể pháp luật không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động áp dụng pháp luật thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
Một là, áp dụng pháp luật khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà
nước bằng các chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử như: Tòa án áp dụng pháp luật để ra một bản án đối với người có hành vi phạm tội, ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Hai là, áp dụng pháp luật khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà
nước đối với các chủ thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của tồn xã hội. Ví dụ như việc cưỡng chế thu hồi đất để phục vụ việc xây dựng các cơng trình cơng cộng, vì lợi ích quốc gia.
Ba là, áp dụng pháp luật khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự tác động của Nhà nước. Xem xét các nội dung quy định cụ thể của pháp luật cho thấy, mặc dù nhiều quy định của pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, song các chủ thể khơng tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước thơng qua hoạt động
của các cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật đã thừa nhận: lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nhưng công dân chỉ thực hiện được quyền và nghĩa vụ ấy khi được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nào đó. Hoạt động tuyển dụng lao động, thi tuyển công chức và ra các quyết định tuyển dụng lao động, công chức của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động đã giúp cho người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình.
Bốn là, áp dụng pháp luật khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Ví dụ: tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thừa kế, trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Khác với trường hợp áp dụng pháp luật thứ ba, phải nhờ hoạt động áp dụng pháp luật mới làm phát sinh quan hệ pháp luật, trong trường hợp này, các quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không thực hiện được và có sự tranh chấp và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền sẽ đóng vai trị trọng tài để giải quyết tranh chấp đó.
Năm là, áp dụng pháp luật khi Nhà nước cần kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ: hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, khởi tố, xét xử và thi hành án (hình sự và dân sự).
Ngồi ra, hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra trong một số tình huống cụ thể như: khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể đã có thành tích theo quy định của pháp luật hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ như: đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, chứng thực di chúc…
Qua các trường hợp áp dụng pháp luật đã trình bày ở trên có thể thấy: áp dụng pháp luật là một hoạt động thực tiễn, cụ thể và sinh động mang tính
đặc thù riêng trong các hình thức thực hiện pháp luật. Đó là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội, theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Đặc điểm cơ bản của qúa trình áp dụng pháp luật là: Đây là hoạt động về nguyên tắc chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất định đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.