Hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng của hệ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 112 - 115)

18 tháng 6 năm 2012 của TAND dân huyện Đông Anh; Tạm dừng mọi hoạt động và sử dụng tài sản của nhà máy gạch.

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng của hệ

vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật pháp luật thi hành án dân sự và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Muốn cho pháp luật được thực hiện trong thực tiễn, trước hết, bản thân pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung phải có chất lượng cao. Có thể nói, cả về mặt lý luận là thực tiễn đều cho thấy pháp luật có tốt thì quản lý nhà nước mới có chất lượng; pháp luật có nghiêm thì việc thực hiện mới nghiêm; pháp luật không chỉ là cơ sở của quản lý hành chính nhà nước, mà cịn phải là yếu tố bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, pháp luật cho dù thể hiện ý chí của giai cấp nào cũng phải phù hợp với cuộc sống, phản ánh đời sống xã hội, sự vận động xã hội. Vì lẽ đó, pháp luật ln phải được hồn thiện. Pháp luật THADS và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động này cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Đó là xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, nội dung của các văn bản pháp luật không được chồng chéo, mâu thuẫn; có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của văn bản; phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính ổn định tương đối với một kỹ thuật lập pháp cao, đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định “Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện… chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao”. Vì vậy, Đảng ta đã đặt ra năm tiêu chí cơ bản cho việc xây dựng hệ thống pháp luật là: đồng

bộ, thống nhất, khả thi, cơng khai và minh bạch. Đây cũng chính là những đòi hỏi bức thiết trong hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nói riêng. Thực tế trong thời gian qua, liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, nhà nước ta đã có những cố gắng rất lớn trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ thể có thẩm quyền đạt được những kết quả nhất định trong quá trình áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, với những bất cập hiện nay của hệ thống pháp luật về Thi hành án dân sự và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, cần sửa đổi các lĩnh vực pháp luật này theo hướng:

Một là, hoàn thiện các quy định về quyền hạn của Chấp hành viên trong cơng tác thi hành án dân sự nói chung, trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Trong đó:

- Mở rộng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Chấp hành viên và cơ quan THADS. Chấp hành viên cần được xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng mọi hành vi vi phạm hành chính trong THADS hầu như đều vượt quá thẩm quyền của cơ quan THADS như hiện nay, nhất là vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CHV - chức danh trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 mặc dù đã quy định tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chấp hành viên và cơ quan THA, đồng thời, bổ sung thêm chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong THADS là Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cũng như bổ sung thêm thẩm quyền được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho cơ quan THADS các cấp - một thẩm quyền mà pháp luật trước đó chưa dành cho cơ quan THA, dù nó thường hay xảy ra trong thực tiễn. Những quy định mới này của pháp luật nhằm tạo sự chủ động hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của CHV và cơ quan THA. Theo đó, CHV được xử phạt đến 500.000 đồng; Chi cục trưởng Chi cục

THADS được xử phạt đến 2.500.000 đồng; Cục trưởng Cục THADS cấp tỉnh được xử phạt đến 20.000.000 đồng và Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS có quyền phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực THADS là 40.000.000 đồng. Riêng thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chỉ dành cho các chức danh lãnh đạo cơ quan quản lý THADS và cơ quan THADS các cấp. Tuy nhiên, những quy định mới này của pháp luật vẫn chưa thực sự tạo quyền được chủ động trong xử lý vi phạm hành chính cho CHV, từ đó là chủ động thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án một cách hiệu quả.

- Mở rộng thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Chấp hành viên bởi hiện nay Luật Xử lý VPHC 2012 mới chỉ mở rộng thẩm quyền này đến chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.

- Bổ sung cho Chấp hành viên quyền khám xét người, nơi ở, cất dấu tài sản của người phải thi hành án; bổ sung thẩm quyền dẫn giải người được yêu cầu triệu tập, báo gọi của cơ quan THADS trong trường hợp cần thiết.

- Bảo đảm quyền hạn và tính độc lập, tự chủ, chỉ tuân theo pháp luật của CHV trong hoạt động THADS cũng như trong áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Theo đó, cần giảm thiểu tối đa sự tham gia của các thành phần cơ quan hữu quan liên quan trong THADS và trong xử phạt vi phạm hành chính trong THADS như quy định hiện nay của pháp luật. Bởi nhiều khi, vì sự “cơng kềnh” của các thành phần ban ngành tham gia vào các hoạt động này mà làm giảm hiệu quả của hoạt động THADS cũng như xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này xuất phát từ sự can thiệp thái quá của các cơ quan phối hợp với cơ quan chuyên môn.

Hai là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và quy định thêm vào Luật

THADS và Bộ luật Hình sự trách nhiệm và chế tài (hành chính, hình sự - quy định tội danh và mức hình phạt) đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành vi khơng hợp tác trong thi hành án như: cơ quan, tổ chức và cá nhân đang nắm giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng từ chối cung cấp thông tin, giao các giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để

thi hành án mà khơng có lý do chính đáng; khơng chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án cũng như không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.

Có thể nói, hệ thống pháp luật về thi hành án hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thủ tục thi hành án còn rườm rà và nhất là sự thiếu đồng bộ của pháp luật THADS với các pháp luật liên quan. Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính của hoạt động này, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được ban hành và kể từ 01/7/2013 sẽ phát sinh hiệu lực, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa được ban hành đồng bộ, tình trạng xử lý các vi phạm hành chính trong THADS đang được nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, dẫn đến việc không thống nhất trong áp dụng cũng như sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả xử lý vi phạm hành chính nói riêng và hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự nói chung. Tình trạng hoạt động thi hành án dân sự do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan Thi hành án và các cơ quan hữu quan, hạn chế hiệu quả của mỗi lĩnh vực thi hành án. Vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật THADS chính là tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w