ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực THADS là một trong những chế định rất quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các vi phạm hành chính, giữ vững an ninh trật tự, an tồn xã hội, góp phần đưa các Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án được thi hành trên thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơng dân và cơ quan, tổ chức xã hội. Cùng với các hoạt động xử lý VPHC trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực THADS được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về xử lý VPHC qua từng giai đoạn khác nhau, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong hoạt động THADS không tách rời hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh vực xử lý VPHC nói chung. Cho đến nay, lĩnh vực này mới được điều chỉnh ở tầm Pháp lệnh và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Pháp lệnh. Vì vậy, cần điểm qua hệ thống Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Pháp lệnh điều chỉnh lĩnh vực chung này.
Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về VPHC và các biện pháp xử lý đối với các loại vi phạm này. Đầu tiên, phải kể đến Nghị định số 143/CP, ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh. Nhưng văn bản điều chỉnh lĩnh vực này được ban hành lần đầu tiên ở tầm Pháp lệnh là Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989. Tiếp đó, là Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 (được UBTVQH nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thơng qua ngày 06/7/1995, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/1995) và văn bản đang có hiệu lực thi hành là
Pháp lệnh Xử lý VPHC ngày 02/7/2002. Pháp lệnh này đã trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung: Lần thứ nhất năm 2007, UBTVQH khóa XI thơng qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý VPHC ngày 08/3/2007, bỏ đi các quy định về quản chế hành chính, phần sửa đổi này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2007; Lần sửa đổi, bổ sung thứ 2 năm 2008, UBTVQH khóa XII tiếp tục thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý VPHC ngày 02/4/2008, phần sửa đổi này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008. Theo đó, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2008 đã lần lượt được ban hành kế tiếp và thay thế nhau tương ứng với các lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh năm 2002. Cùng với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Nghị định quy định cụ thể về việc xử lý các VPHC trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế thi hành pháp luật về xử phạt VPHC rất phức tạp và chưa được theo dõi, quản lý thống nhất đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính của Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Qua nhiều năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý VPHC đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước trong tình hình mới. Vì vậy, ngày 20/6/2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ba thơng qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Luật Xử lý VPHC năm 2012 là đạo luật có nội dung lớn, điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, sau khi Pháp lệnh THADS ngày 14/01/2004 ra đời cùng với Nghị định số 173/2004/NĐ-CP, ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt VPHC trong THADS được ban hành đã đặt những cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc tiến hành xử phạt các
hành vi VPHC trong hoạt động THADS. Tiếp đó, Nghị định số 76/2006/NĐ-CP, ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực Tư pháp được ban hành đã thay thế tồn bộ những quy định có liên quan tại Nghị định số 173/2004/NĐ-CP. Đây là văn bản tạo cơ sở pháp lý chi tiết, cụ thể và trực tiếp nhất cho việc tiến hành xử phạt các VPHC trong hoạt động THADS.
Hiện nay, văn bản pháp lý đang có hiệu lực thi hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động xử phạt VPHC trong THADS là Nghị định số 60/2009/NĐ- CP, ngày 23/7/2009 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Tư pháp. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/9/2009 và thay thế Nghị định số 76/2006/NĐ-CP. Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng, trực tiếp điều chỉnh quy trình, thủ tục THADS, trong đó bao hàm cả hoạt động xử phạt VPHC của lĩnh vực này là Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Trong tổng số IX chương với 183 điều thì Luật THADS 2008 đã dành chương VII để quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự với các nội dung: Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Cùng với Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 24/2012- QH13, ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật Xử lý VPHC năm 2012 cũng đã được Quốc hội XIII, kỳ họp thứ ba thông qua. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị quyết 24 thì việc rà sốt các văn bản có liên quan đến Luật Xử lý vi phạm hành chính để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật sẽ được thực hiện nhằm phát huy hiệu lực của Luật Xử lý VPHC, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. Theo đó, Nghị định 60/2009/NĐ-CP khơng nằm ngoài sự điều chỉnh này.
Các quy định trên của pháp luật về xử phạt VPHC trong hoạt động THADS đã góp phần quan trọng trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các VPHC trong THADS ở nước ta, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước
trong THADS, tằng cường pháp chế và trật tự pháp luật XHCN, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tình hình mới.