Khái niệm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

1.2.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động thi hành án dân sự trong hoạt động thi hành án dân sự

Khái niệm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến nhiều khái niệm khác nhau như: khái niệm áp dụng pháp luật, khái niệm vi phạm hành chính, vi phạm hành chính trong hoạt động THADS như đã trình bày và phân tích ở trên. Ngồi ra, khái niệm này cịn liên quan trực tiếp đến khái niệm xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính [57, tr.314].

Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính khơng chỉ nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể vi phạm, trừng phạt chủ thể vi phạm mà cịn có tác dụng răn đe, giáo dục, phịng ngừa vi phạm đối với mọi chủ thể trong xã hội.

Như vậy: Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính là một hoạt

động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước. Trong đó, Nhà nước thơng qua các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra một văn bản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Hay nói một cách khác, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là truy cứu trách nhiệm hành chính bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡng chế với một chế tài thích hợp đối với chủ thể vi phạm hành chính trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là một trường hợp cụ thể của việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung. Hoạt động này được tiến hành bởi những người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước, theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm đưa ra các biện pháp cưỡng chế như cảnh cáo, phạt tiền, buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự. Như vậy, ta có thể khái niệm như sau:

Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động của những người có thẩm quyền trong cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác do pháp luật quy định, tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hành chính nói trên khơng chỉ nhằm trừng phạt đối với chủ thể vi phạm, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự mà cịn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, cải tạo, giáo dục chủ thể ý thức tơn trọng pháp luật. Ngồi ra, cịn có tác dụng răn đe, phịng ngừa tất cả các chủ thể khác khiến họ kiềm chế, giữ mình khơng vi phạm pháp luật, giáo dục các tổ chức và cá nhân ý thức tôn trọng và thực hiện

nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, làm cho mọi người tin tưởng vào cơng lý, tích cực đấu tranh phịng và chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w